Thứ ba 26/11/2024 21:57

Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư 2 dự án truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương và vùng lân cận.

Ngày 3/5/2024, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trạm biến áp 500kV Tây Ninh 1 và đường dây đấu nối; Dự án đường dây 220kV TBA 500kV Tây Ninh 1 – Phước Đông. Đây là tỉnh thứ 2 tại khu vực miền Nam phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án truyền tải điện (trước đó là tỉnh Đồng Nai).

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện 2 dự án này.

Mục tiêu của 2 dự án truyền tải nhằm đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh nói riêng (đặc biệt là phụ tải Khu công nghiệp Phước Đông và phụ tải huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) và các tỉnh, thành phố lân cận (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương). Giảm tải cho các máy biến áp 500/220kV tại các trạm biến áp 500kV Củ Chi, Cầu Bông, Đức Hòa, Chơn Thành hiện hữu/đang xây dựng và các đường dây 220kV hiện hữu trong khu vực, tăng cường cung cấp điện cho các Trạm biến áp 220kV Trảng Bàng, Tây Ninh, Tây Ninh 2 hiện hữu và Trạm biến áp 220kV Phước Đông dự kiến xây dựng mới, góp phần đảm bảo tiêu chí N-1, tăng cường ổn định hệ thống điện, nâng cao độ tin cậy, giảm tổn thất điện năng, an toàn cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia và giải tỏa công suất nhà máy điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên (thông qua trục đường dây 500kV Dung Quất - Bình Định - Krong Buk - Tây Ninh 1), nhà máy điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận.

Dự án Trạm biến áp 500kV Tây Ninh 1 và đường dây đấu nối có công suất thiết kế: 1.800MVA với vốn đầu tư hơn 2.013 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định cho thuê đất.

TBA 500kV Tây Ninh 1 được xây dựng tại xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đường dây 500kV đấu nối đi qua địa phận thuộc xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đường dây 220kV đấu nối đi qua địa phận các xã Đôn Thuận, phường Lộc Hưng, phường Gia Lộc thuộc thị xã Trảng Bàng và xã Phước Đông thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Dự án dự kiến khởi công trong quý 1/2025 và hoàn thành đóng điện quý 4/2026.

Dự án đường dây 220kV TBA 500 kV Tây Ninh 1 – Phước Đông có chiều dài khoảng 4,4 km, tổng mức đầu tư hơn 132 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định cho thuê đất. Địa điểm thực hiện dự án: xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án dự kiến hoàn thành quý 4/ 2026.

Phối cảnh Trạm biến áp 500kV Tây Ninh 1

UBND tỉnh Tây Ninh giao sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, UBND thị xã Trảng Bàng, UBND huyện Gò Dầu chịu trách nhiệm thẩm định dự án theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 6 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ dự án và văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư Dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định. Liên hệ với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và thực hiện các thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường và các thủ tục khác có liên quan theo đúng quy định và quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành điện khi triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động. Chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đảm bảo huy động vốn đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH 13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Thực hiện dự án theo đúng nội dung đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan; các nghĩa vụ khác của nhà đầu tư đối với dự án theo quy định của pháp luật.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện