Thứ ba 05/11/2024 15:20

Tây Bắc hướng tới vùng du lịch đặc trưng

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sự độc đáo đa sắc màu văn hóa và sự hào hùng, linh thiêng của lịch sử…, những tiềm năng đó cùng với vị trí thông thương qua các cửa khẩu Việt - Trung, Việt - Lào đang là lợi thế để vùng Tây Bắc đầu tư phát triển du lịch.
Vẻ đẹp đầy sức hút của Tây Bắc

Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Là vùng đất hoang sơ đầy sức hút, nhưng cho đến nay, khách du lịch đến vùng Tây Bắc vẫn hết sức khiêm tốn. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, số khách du lịch đến Tây Bắc đạt 8,9 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 1,6 triệu lượt. Con số này cho thấy, lượng khách đến Tây Bắc còn quá nhỏ, chỉ chiếm 5-7% trong tổng lượng khách du lịch của cả nước.

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch đến vùng Tây Bắc” diễn ra ở Hà Nội mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho rằng, sở dĩ du lịch Tây Bắc chưa có sự đột phá bởi chủ yếu chỉ khai thác các sản phẩm có sẵn, chưa đầu tư phát triển được các sản phẩm độc đáo phục vụ cho từng thị trường khách. Vì vậy, để khai mở tiềm năng, phát triển du lịch vùng Tây Bắc mang tính đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc…, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, các địa phương cần tích cực chủ động đưa ra được giải pháp phát triển tốt nhất nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, đồng bộ mà vẫn giữ được văn hóa bản địa.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trước hết, du lịch vùng Tây Bắc phải xác định rõ là không thể cùng lúc phát triển toàn bộ mà cần đầu tư vào đúng trọng điểm. Đó là phải tập trung 4 trụ cột: Hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ và nhân lực. Trong đó, xây dựng sản phẩm phải gắn với thị trường, định vị hướng phân khúc thị trường. “Phát triển sản phẩm Tây Bắc phải có trọng tâm, trọng điểm, mỗi địa phương chỉ cần 2 - 3 sản phẩm nổi trội. Khi đã định vị được sản phẩm rồi, bước tiếp theo là cần định vị tuyến liên kết sản phẩm vùng, ngoại vùng, các tuyến giao thông đường bộ, đường sông, hàng không” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiện kênh thu hút khách du lịch đến với Tây Bắc vẫn trông chờ vào các hãng lữ hành ngoài tỉnh và các trung tâm khác gửi khách đến vùng. Do vậy, rất nhiều đề nghị các địa phương phải có những chính sách ưu tiên để doanh nghiệp kéo khách đến với Tây Bắc. Ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng giám đốc Công ty du lịch APT Travel - đề xuất: Cơ quan quản lý nhà nước cần gần doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời gỡ khó, cung cấp thông tin, giải quyết vướng mắc thủ tục cho doanh nghiệp. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh Tây Bắc đến du khách quốc tế cũng là việc mà Tây Bắc cần chú trọng. Bà Trần Thị Việt Hương, Giám đốc Tiếp thị Vietravel gợi ý, nên có những phim về Tây Bắc mang tính chuyên đề như thiên nhiên, ẩm thực, con người. Doanh nghiệp sẽ mang đi chiếu tại các hội chợ ở nước ngoài, giới thiệu văn hóa của Tây Bắc ở các thị trường quốc tế.

Phát triển du lịch hướng tới xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc

Thời gian tới, theo ông Hầu A Lềnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Bắc sẽ ưu tiên phát triển du lịch trở thành vùng du lịch đặc trưng, là điểm đến có thương hiệu với những giá trị trải nghiệm đặc sắc về văn hóa, lịch sử và sinh thái cảnh quan hùng vĩ. Mục tiêu đặt ra là du lịch phải đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Phấn đấu đến năm 2020, vùng Tây Bắc đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 22.000 tỷ đồng.

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, ông Hầu A Lềnh cho biết, định hướng của Tây Bắc là thu hút nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực tư nhân; đẩy mạnh liên kết công - tư, xã hội hóa để huy động nguồn lực. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; đặc biệt đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng; phát triển sản phẩm đặc thù, hình thành cơ chế liên kết, tăng sức cạnh tranh cho du lịch vùng...

Toàn vùng Tây Bắc sẽ quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển 12 khu du lịch quốc gia; 6 điểm du lịch quốc gia. Từ đó hình thành các địa bàn trọng điểm du lịch, quản lý phát triển những điểm đến mang thương hiệu Tây Bắc như Sa Pa, Đồng Văn, Mộc Châu, Điện Biên Phủ, Thác Bà, Ba Bể...
Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025