Thứ bảy 10/05/2025 08:57
Kiểm tra doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017

Tập trung vào điểm “nóng”

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cuộc họp Tổ công tác của Bộ trưởng Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan về quản lý phân bón vừa diễn ra tại Hà Nội.
Các địa phương sẽ đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón vô cơ

Diễn biến phức tạp

Đánh giá về công tác quản lý phân bón thời gian qua, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tình trạng sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, phân bón nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu chuyển biến làm thiệt hại cho nông dân, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.

“Mặc dù, đã có nhiều văn bản để quản lý phân bón như Nghị định 202/2013/NĐ- CP và Thông tư 29/2014/TT- BCT và cả một hệ thống phòng thí nghiệm hợp quy mà vẫn khó kiểm soát. Rõ ràng, phải có nguyên nhân mấu chốt” - Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.

Ông Trịnh Văn Ngọc - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT Bộ Công Thương) - cho biết, năm 2016, các chi cục QLTT đã kiểm tra 6.546 vụ, phát hiện, xử lý 2.081 vụ vi phạm; xử phạt hành chính 22,31 tỷ đồng, tịch thu 20 tấn phân đạm nhập lậu, tiêu hủy 12,5 tấn phân bón NPK giả công hiệu sử dụng, 2.425 tấn phân bón quá hạn sử dụng các loại, 1.600 bao bì giả mão nhãn hiệu, buộc tái chế 82.080 tấn phân bón kém chất lượng, chuyển cơ quan điều tra 12 vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Theo ông Trịnh Văn Ngọc, các hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện công bố hợp quy, sản xuất, kinh doanh phân bón không đạt chất lượng như công bố; kinh doanh phân bón giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phân bón quá hạn sử dụng, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc…

Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) - cho biết, năm 2016, Cục đã cấp 433 giấy phép gia công sản xuất phân bón vô cơ và 258 giấy phép gia công cho DN thuê gia công phân bón. Bên cạnh các DN đã được cấp phép sản xuất, một số DN vẫn sản xuất lén lút hoặc chưa được cấp phép nhưng vẫn sản xuất và cung ứng phân bón ra thị trường. Địa điểm sản xuất, gia công đóng gói thường thay đổi hoặc thuê tại các địa bàn xa khu vực dân cư để trốn tránh kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Về vướng mắc trong công tác quản lý phân bón vô cơ, ông Dương Duy Hưng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) - chỉ rõ: Thông tư 29/2014/TT-BCT quy định về dung sai được chấp nhận tối đa chỉ ở phạm vi trên ±5%. Thực tế, kết quả thử nghiệm giữa hai phòng thử nghiệm có sai số khá lớn thường không đáp ứng được theo Thông tư 29. Quy định này gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm hành chính về chất lượng phân bón vô cơ. Do đó rất khó khăn cho lực lượng QLTT để xử phạt và kiểm soát thị trường.

Lập lại thị trường phân bón

Với mục tiêu lập lại trật tự thị trường phân bón trên cơ sở nắm bắt từ công tác quản lý, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh: Tháng 2 và 3/2017, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương sẽ đồng loạt vào cuộc kiểm tra các DN sản xuất, gia công phân bón vô cơ trong cả nước. Tập trung kiểm tra có trọng điểm việc tuân thủ các quy định pháp luật về phân bón tại DN và công tác quản lý phân bón của các địa phương. Ngoài ra, đoàn của Bộ Công Thương có thể kiểm tra đột xuất không báo trước, thậm chí kiểm tra chéo một số Sở Công Thương - địa bàn trọng điểm thường có tình trạng phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, trường hợp phát hiện sai phạm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón cần được tăng cường, chú trọng

Về phía Cục Hóa chất sẽ phối hợp với Cục QLTT, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 và một số Sở Công Thương tiến hành kiểm tra địa bàn có số lượng DN sản xuất phân bón lớn như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Thanh Hóa, Bắc Giang… và một số DN sản xuất phân bón tại các địa bàn như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Yên Bái, Tuyên Quang….

Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết thêm, nội dung sẽ tập trung kiểm tra theo chuỗi từ khâu sản xuất phân bón đến khâu lưu thông, phân phối trên thị trường. Thu hồi giấy phép đối với DN không duy trì điều kiện sản xuất sau khi đã được cấp phép; xử phạt hành chính nếu có vi phạm; chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các DN sản xuất không phép, đồng thời công khai kết quả kiểm tra trên một số phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương..

Bộ Công Thương sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra có trọng điểm việc tuân thủ các quy định pháp luật về phân bón của một số DN và công tác quản lý phân bón tại các địa phương trong tháng 2 và 3/2017.
Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Giá phân bón

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp