Thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón: Tiếp tục đề xuất tăng lên 5% Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón: Vẫn băn khoăn tăng hay giữ nguyên |
Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai
Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang tập trung sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu. Kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh Cà Mau xuống giống 35.224 ha, trong đó huyện Trần Văn Thời có diện tích lớn nhất 28.944 ha, tiếp theo là huyện U Minh 3.270 ha, huyện Thới Bình 530 ha, TP. Cà Mau 2.480 ha.
Ông Phạm Trường Giang – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Long Giang đang rải phân bón chuẩn bị cho mùa vụ mới. (Ảnh: Nguyễn Chương) |
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Long Giang (ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) hiện có hơn 30 ha, bao gồm diện tích của HTX và diện tích liên kết với các hộ.
Vào vụ Đông Xuân, bà con HTX dịch vụ nông nghiệp Long Giang sẽ trồng giống lúa ST, nhưng sang vụ hè thu, giống lúa được sử dụng nhiều là OM 18 nhằm hạn chế đổ ngã. Mỗi ha, bà con trồng lúa thu được từ 5,5 tấn đến 6 tấn thóc. Với doanh thu mỗi ha khoảng 17 triệu đồng/vụ thì lợi nhuận thu được khoảng từ 30 - 35%, còn lại là chi phí sản xuất, trong đó, chi phí phân bón chiếm 40%. Ông Phạm Trường Giang – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Long Giang – cho hay, giá phân bón tăng cao, nếu làm không khéo, bà con trong HTX sẽ không thu được con số lợi nhuận trên.
Ông Phạm Trường Giang – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Long Giang cho hay, giá lúa tăng 1, giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng 2, tăng 3 khiến lợi nhuận bà con nông dân "mỏng lại". (Ảnh: Nguyễn Chương) |
Không chỉ giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Với những người trồng lúa tại huyện Trần Văn Thời còn đối mặt với câu chuyện đầu ra khi giá bán bấp bênh, tiêu thụ trong xã viên và nông dân gặp khó do phụ thuộc vào thương lái.
Tại Cần Thơ, câu chuyện chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào cũng là vấn đề được những người nông dân đặc biệt quan tâm. HTX Vườn cây ăn trái Trường Khương A (ấp Trường Khương A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) chuyên trồng vú sữa và sầu riêng.
Ông Trần Văn Chiến – Giám đốc HTX trồng cây ăn trái Trường Khương A - chia sẻ, năm 2024, sản lượng thu hoạch vú sữa ước 240 tấn trong đó xuất khẩu tầm 100 tấn còn lại bán cho thương lái bên ngoài. Với sầu riêng ước sản lượng thu hoạch năm 2024 khoảng 350 tấn, định hướng xuất khẩu nhưng chưa đến vụ. Mấy năm trước, sầu riêng cho thu hoạch 300 tấn bán chủ yếu nội địa, thương lái thu mua 80 tấn.
Nói về sản xuất những năm gần đây, ông Trần Văn Chiến cho hay, bà con hướng đến hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để hạ giá thành sản phẩm. “Mấy năm trước, chúng tôi bán sầu riêng quanh mức 30 - 40 nghìn đồng/1kg, năm vừa rồi 60 - 70 nghìn đồng/1kg. Hiện tại giá sầu riêng Ri6 tầm 140 nghìn đồng/kg, sầu riêng monthong 160 nghìn đồng/kg, giá sầu riêng Ri6 130 - 140 nghìn đồng/kg. Giá biến động mạnh, bà con trồng sầu riêng cũng khá lo lắng, bởi nhiều người chạy theo giá sẽ đẩy mạnh bón phân, chăm sóc cây sầu riêng, sẽ khiến giá thành đội lên. Thị trường chưa ổn định, nếu giá sầu riêng tụt giảm bất ngờ, thì ảnh hưởng đến lợi nhuận”, ông Trần Văn Chiến nói.
Nói về đầu vào vật tư nông nghiệp mà cụ thể ở đây là mặt hàng phân bón, ông Trần Văn Chiến cho hay, HTX ký kết hợp đồng đầu vào với Công ty Thắng Lợi, trong đó, dùng 60% phân nhập khẩu và 40% phân nội địa.
Giá phân bón nhập khẩu cao hơn giá phân bón trong nước, hiện chênh 4 - 5 nghìn đồng/kg, tuy nhiên, những người nông dân như ông Trần Văn Chiến cũng khó đánh giá loại nào chất lượng hơn.
“HTX có tổng diện tích 45ha, 1ha/1 vụ chúng tôi sử dụng khoảng cỡ 4 tấn phân bón hữu cơ và 500 - 600kg phân bón vô cơ. Phân bón trong nước được nông dân dùng trong giai đoạn phục hồi và làm xốp đất. Phân nhập khẩu dùng trong giai đoạn nuôi bông, nuôi trái. Sử dụng phân bón nhập khẩu nhiều hơn, nhưng phân bón trong nước cũng không thể thiếu”, ông Chiến nói.
Mong giá phân bón giảm và ổn định
Năm 2021 – 2022 giá phân bón tăng sốc, sang năm 2023 giá mặt hàng này bình ổn trở lại nhưng vẫn ở mức cao, khiến người nông dân như ông Chiến, ông Giang rất hoang mang.
Ông Chiến nhẩm tính: "Giá phân bón chiếm khoảng 40% chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào. Trồng lúa, hay trồng cây ăn trái là nghề nghiệp của người nông dân nên dù chi phí có tăng, dù có thua lỗ chúng tôi vẫn phải làm".
Bà con đang thu hoạch vú sữa tại vườn. (Ảnh: Nguyễn Chương) |
Còn tại vườn trái của gia đình ông Hồ Văn Tường (ấp Trường Khương A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) có quy mô 12 ha, trước đây chủ yếu trồng vú sữa, hiện nay cây bị suy kiệt nên gia đình chuyển sang trồng sầu riêng. Năm ngoái, diện tích sầu riêng cho thu hoạch khoảng 7ha và năm nay con số khoảng 10ha.
Trồng sầu riêng, chi phí phân bón cao hơn vú sữa rất nhiều. Sử dụng phân bón hữu cơ nhiều hơn hóa học, theo ông Hồ Văn Tường, với trái vú sữa, giá bán khá ổn định trong mấy năm qua, với trái sầu riêng, giá lúc lên, lúc xuống, những hộ có kinh nghiệm xử lý nghịch mùa, giá bán sầu riêng có thể lên đến 130 – 150 nghìn đồng/1kg, nếu đúng vụ chỉ 50 – 55 nghìn đồng/kg, khi thu hoạch xong họ phải đầu tư trở lại chăm sóc cây, do đó, họ chỉ thu lời khoảng 30 – 35 nghìn đồng/kg nếu vụ mùa thuận lợi.
Khi hỏi về thuế VAT cho phân bón, những người nông dân trồng trái cây hay trồng lúa như ông Chiến, ông Giang, ông Tường không nắm chắc được các chính sách này. Tuy nhiên, điều mà họ hiểu rõ nhất đó là nếu giá phân bón cứ tăng từ 5 - 10% mỗi năm thì chắc chắn lợi nhuận của người nông dân sẽ tụt giảm.
Vì vậy, điều mà họ quan tâm và mong mỏi đó là nhà nước, các cơ quan chức năng có công cụ điều tiết đề chi phí vật tư nông nghiệp, trong đó có mặt hàng phân bón duy trì ổn định và giảm xuống, từ đó giúp hạ giá thành và người nông dân có thể sản xuất có lời.
“Làm nông nghiệp không thể thiếu phân bón, nếu không cây trồng sẽ không hiệu quả. Nhà nước có chính sách khuyến khích người nông dân thì cần tạo điều kiện để có thể giảm được giá thành phân bón. Có như vậy, những người làm nông nghiệp, những người nông dân mới có đời sống khấm khá hơn”, ông Tường kiến nghị.
Trước năm 2015 theo quy định của luật, thuế VAT phân bón là 5%. Sau khi có nhiều ý kiến phản ảnh, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật 71 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 cho đến nay với quy định phân bón không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Hiện nay theo đề nghị của các Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kiểm toán Nhà nước, Hiệp hội phân bón, các đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Giang, Cà Mau, Bình Định, Hải Phòng, Nam Định, Tiền Giang, ... đề nghị phải sửa nội dung này. Căn cứ vào Mục 2 điểm d Nghị quyết 101 năm 2023 của kỳ họp thứ 5, đưa mục này vào rà soát. Đấy là lý do tại sao lại đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT 5% Quốc hội đã trình dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi. Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là đề xuất áp thuế đối với mặt hàng phân bón và nếu áp thuế, sẽ ở mức bao nhiêu; Quy định này sẽ có tác động đến thị trường phân bón, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và đặc biệt là người nông dân – những người sử dụng mặt hàng này như thế nào? |
Thuế VAT với mặt hàng phân bón: Bài 2 - Góc nhìn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị từ chuyên gia