Thứ hai 23/12/2024 07:15

Tập trung 8 nhóm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023

Năm 2022, tình hình tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (giảm hơn 35% số vụ, giảm hơn 16% số người chết và giảm gần 43% số người bị thương).

Năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông

Năm 2022, tình hình dịch Covid-19 đã từng bước được kiểm soát, kinh tế xã hội từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại trạng thái bình thường như của năm 2019. So với năm 2019, tai nạn giao thông trong năm 2022 giảm rất sâu cả 3 tiêu chí, trong khi kinh tế xã hội phát triển mạnh; số vụ ùn, tắc giao thông trên toàn quốc được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt là sau khi triển khai thu phí không dừng trên phạm vi toàn quốc.

Theo báo cáo của Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông và sự cố gắng của lực lượng chức năng, các cấp bộ, ngành, các địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2022 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.397 người, bị thương 7.804 người; so với năm 2021, số vụ tai nạn giao thông giảm 38 vụ (giảm 0,33%), tăng 598 người chết (10,31%), giảm 214 người bị thương (giảm 2,67%).

Năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông

Tuy nhiên, so với năm 2019 (trước khi xảy ra Covid-19), giảm 6.216 số vụ tai nạn giao thông (giảm 35,2%), giảm 1.246 người chết (giảm16,3%), giảm 5.841 người bị thương (giảm 42,81%). Có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, Kon Tum là một trong 11 địa phương giảm trên 10% số người chết. Tuy nhiên, vẫn có 31 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó có 10 tỉnh, thành phố có số người chết tăng trên 30%.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, mặc dù các chỉ tiêu về tai nạn giao thông năm 2022 tiếp tục giảm sâu so với năm 2019 (trước khi diễn ra đại dịch Covid-19), tuy nhiên so với kỳ vọng liên tục kéo giảm tai nạn giao thông qua các năm thì năm 2022 chưa đạt yêu cầu đề ra nếu so sánh với năm 2021 (năm dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhất). Trong đó số vụ và số người chết tăng so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể, tăng 140 vụ (1,71%), tăng 518 người chết (12,35%).

Trên thực tế, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người. Nhiều vấn đề tồn tại hạn chế trong năm qua như: Vi phạm về hành lang tai nạn giao thông đường sắt chưa được xử lý kịp thời; Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thống kê số người chết do tai nạn giao thông theo thông lệ quốc tế (chết sau 30 ngày kể từ khi ghi nhận có tai nạn giao thông).

Tình trạng xe ô tô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hoá lên phương tiện, khiến cho hàng hoá bị rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông có xu hướng diễn biến phức tạp, điển hình như một số vụ xe tải để rơi cuộn thép tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 3/2022), Bình Dương (tháng 12/2021), xe chở cuộn thép rơi trên vành đai 3 TP. Hà Nội (tháng 8/2022), trên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (tháng 1/2023);....

Ông Khuất Việt Hùng cho biết, tình trạng tai nạn giao thông xảy ra nguyên nhân 1 phần do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém; tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường, làn đường cho phép, vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe,... còn xảy ra tại một số nơi. Mặt khác, nguồn lực dành cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng và bảo đảm thường xuyên cho lực lượng tuần tra, kiểm soát.

"Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan tới bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn hạn chế, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa", ông Khuất Việt Hùng thông tin.

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã nhấn mạnh 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo trật tự An toàn giao thông năm 2023.

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI; tiếp tục kiện toàn bộ máy, hoàn thiện quy chế hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như các cơ quan thành viên, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quan tâm tạo dựng hành lang pháp lý cần thiết để áp dụng kịp thời các thành tựu công nghệ mới vào bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó, trọng tâm là xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, như quy định về thống kê tai nạn giao thông theo thông lệ quốc tế; quy định xếp hàng lên xe ô tô tải; quy định về cấp và quản lý giấy phép vận chuyển hàng hoá quá khổ, quá tải; siết chặt quy định về quản lý hoạt động của các cơ sở đăng kiểm phương tiện, thiết bị nói chung, nhất là phương tiện cơ giới đường bộ.

Ba là, bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường khi thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thuỷ nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.

Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ động có phương án về tổ chức, nhân sự, đồng thời làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ Công an để sớm phục hồi hoạt động cho các trạm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra, đáp ứng nhu cầu kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện của nhân dân.

Năm là, tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ, đặc biệt quan tâm đầu tư các công trình kết nối đa phương thức vận tải; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với xây dựng hạ tầng và tổ chức giao thông thuận lợi cho người đi bộ và xe đạp.

Sáu là, kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả.

Bảy là, nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tiếp tục duy trì các chương trình phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông; siết chặt công tác đào tạo và cấp giấy phép lái xe; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Tám là, nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nêu cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và của cá nhân, để chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn những giải pháp đã nêu trong Kế hoạch năm An toàn giao thông 2023.

Năm An toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, toàn quốc đề ra các giải pháp trọng tâm, phấn đấu giảm từ 5-10% về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp