Thứ hai 25/11/2024 10:35

Tạo lực trong liên kết vùng, kích hoạt tiềm năng xúc tiến thương mại

Để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới.

Thiếu liên kết vùng, khó xuất khẩu quy mô lớn

Theo Bộ Công Thương, liên kết chuỗi sản xuất và xúc tiến thương mại thời gian qua đã đem lại rất nhiều những lợi ích trong mở rộng thị trường cho các sản phẩm chủ lực của các địa phương. Để tận dụng hết những tiềm năng, lợi thế của liên kết vùng, từ đầu năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tham mưu Bộ Công Thương phối hợp với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng chủ trì tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Thông qua các Chương trình này, Bộ Công Thương trực tiếp tham gia đồng hành cùng các địa phương trên mỗi vùng kinh tế nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực xuất khẩu có thế mạnh, trên các thị trường xuất khẩu chủ lực. Đây cũng là một hướng đi mới của công tác xúc tiến thương mại trong năm 2024, là tiền đề cho các hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới.

Đánh giá tiềm năng cũng như chỉ ra những thách thức về liên kết vùng trong xúc tiến thương mại hiện nay tại tọa đàm “Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 26/8, bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc cần chung tay, hợp lực, kết hợp với nhau để tham gia các hoạt động có tính chất liên kết vùng, liên kết liên vùng. Tuy nhiên, còn khá nhiều bất cập khi thực hiện liên kết vùng trong xúc tiến thương mại.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại

“Chúng ta đặt mục tiêu phải tăng cường các hoạt động xúc tiến liên kết vùng, liên kết vùng. Tuy nhiên, không có địa điểm đủ lớn để quy tụ được số lượng rất đông các doanh nghiệp từ nhiều vùng khác nhau tham gia, nhất là hiện nay trên bản đồ thế giới, Việt Nam được coi là một “Hub” - trung tâm cung ứng rất lớn của thế giới nhiều sản phẩm, hàng hóa như gạo, cà phê, hạt điều…”, bà Thủy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo bà Thủy, các nguồn lực xúc tiến thương mại từ trung ương đến địa phương cũng rất thấp. Đơn cử như chi phí đưa doanh nghiệp đi các thị trường nước ngoài để tham gia Hội chợ, triển lãm rất cao. Chỉ có những “ông lớn” mới sẵn sàng bỏ tiền, còn những doanh nghiệp nhỏ thì đây là một bài toán khó, buộc phải tính toán kỹ lưỡng.

Toàn cảnh toạ đàm “Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại”

Ngoài ra, tính liên kết giữa các cơ quan xúc tiến thương mại trung ương và địa phương vẫn còn lỏng lẻo. Vì thế có nhiều hoạt động còn manh mún, chồng chéo, chưa kết hợp được nguồn lực của nhau để có hoạt động chung.

Vì vậy, theo bà Thuỷ, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ xây dựng kế hoạch để các địa phương cùng tổ chức đoàn giao thương nước ngoài có quy mô hơn, mang nhiều sản phẩm giá trị hơn đến với thị trường nước ngoài, tạo nên hiệu ứng truyền thông cao hơn cho các doanh nghiệp.

Trợ lực từ mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại

Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn hiện nay, dưới góc độ của địa phương, ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn cho biết, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, việc xúc tiến thương mại của Sở Công Thương Bắc Kạn đã làm khá tốt, đặc biệt là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các hợp tác xã, các chủ thể đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp thông qua kết nối của ngành Công Thương giữa các tỉnh để họ tìm hiểu và trao đổi những sản phẩm hàng hóa, qua đó họ đã có những sự kết nối với nhau trong việc tiêu thụ các mặt hàng.

Ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn

“Xây dựng những điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không phải của riêng tỉnh mình mà gọi là đa tỉnh, có nghĩa là hàng hóa trên địa bàn chúng tôi sẽ có mặt ở các điểm bán sản phẩm OCOP của các tỉnh bạn. Ngược lại, sản phẩm OCOP của tỉnh bạn sẽ có mặt tại các điểm bán và giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh chúng tôi để tăng cường giao lưu về mặt hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu của người dân", ông Sáng nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông Sáng dẫn chứng như miền núi cần hàng của miền xuôi, miền nông thôn thì cần hàng hóa ngoài đô thị hoặc đặc biệt là miền núi rất cần những món hàng là sản phẩm OCOP của miền biển như Hải Phòng và Quảng Ninh,… Đây là một trong những chủ trương chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là phải liên kết và chỉ đạo việc xúc tiến thương mại phải liên kết vùng và trao đổi hàng hóa giữa các vùng với nhau.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Hương Vân Trà cũng cho rằng, nếu không liên kết, không dùng đúng phương thức “bó đũa” thì không bao giờ đi xa được.

“Một sân chơi thương mại rất cần cơ sở vật chất tốt, bởi vì khi tập hợp được tất cả những sản phẩm, thì cần những trung tâm thương mại quy mô lớn để đưa các sản phẩm của các tỉnh khác liên kết với nhau. Đến đó, họ có thể lựa chọn được tất cả các sản phẩm của các vùng miền, của các tỉnh mà lại yên tâm tuyệt đối. Bởi vì trong trung tâm thương mại toàn là những sản phẩm chất lượng cao mới được hiện diện, người dân đi đâu cũng mua được sản phẩm của các nơi, các tỉnh. Đó là một điều thuận lợi nhất, đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng bây giờ”, bà Nguyễn Thị Hương Vân bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Sáng cũng cho rằng: “Các chủ thể doanh nghiệp, hợp tác xã rất cần các cơ chế tài chính, cụ thể là vay vốn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, hàng hóa liên quan đến mùa vụ rất cần được vay vốn”.

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu cho biết, trong năm tới, Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới. Đó là mô hình tổ chức các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài theo quy mô vùng (Winning with Việt Nam).

Vì vậy, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch để các địa phương cùng tổ chức đoàn giao thương nước ngoài có quy mô hơn, mang nhiều sản phẩm giá trị hơn đến với thị trường nước ngoài, tạo nên hiệu ứng truyền thông cao hơn cho các doanh nghiệp. Đó sẽ là một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xúc tiến thương mại liên kết vùng mà Bộ Công Thương sẽ thực hiện trong năm 2025.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam