Chủ nhật 17/11/2024 18:25

Tạo “lực đẩy” cho ngành chè

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xuất khẩu (XK) chè quý I/2016 đạt 23.000 tấn với 35 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), sản phẩm chè hiện được XK đi hơn 100 nước trên thế giới, với nhiều chủng loại đa dạng nhưng giá trị rất thấp, mới đạt kim ngạch XK hơn 200 triệu USD/năm. Năm 2015, XK chè đạt 123 nghìn tấn với giá trị đạt 211 triệu USD, giảm 6,8% về khối lượng và giảm 7,4% về giá trị so với năm 2014. Dù là 1 trong 5 nước XK chè nhiều nhất trên thế giới, nhưng thương hiệu chè Việt Nam còn khá mờ nhạt, chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Hiện có khoảng 90% sản lượng chè XK vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị tăng thấp, chủ yếu XK vào thị trường dễ tính, rất ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn XK vào thị trường cao như EU.

Tại Hội thảo “Nâng tầm thương hiệu các mặt hàng nông sản” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức mới đây, đại diện Sở Công Thương Thái Nguyên lo lắng: XK chè Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống. Tại Thái Nguyên hiện có trên 20.000 ha chè, nhưng mới chỉ có 200 ha được trồng và chế biến theo các tiêu chuẩn như: VietGap, UTZ...

Để nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu chè Việt Nam, tại hội nghị: “Phát triển sản xuất chè an toàn”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo: Ngành Nông nghiệp cần phải kiên quyết thay đổi cách thức sản xuất để cây chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng XK. Đặc biệt, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu để truy xuất nguồn gốc. Đây là cách có thể vực dậy ngành chè theo hướng chuyên nghiệp hóa sản xuất, xây dựng thương hiệu và thu hút DN cùng chung tay phát triển thương hiệu chè Việt Nam.

Tại hội thảo này, ông Ngô Hồng Thái - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam - chia sẻ, các DN chè cần thay đổi mô hình quản trị, tập trung vào thiết kế lại thương hiệu, bộ sản phẩm, bao bì, nhãn mác chuyên nghiệp, mang đẳng cấp tương tự với sản phẩm nước ngoài để tiêu thụ trên các thị trường bán lẻ; nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể phục vụ ngay thị trường nội địa. Ông Hoàng Vĩnh Long - Chánh văn phòng Vitas - cho rằng, trước hết, DN chè phải tận dụng được cơ hội về thị trường, nhất là khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ.

Ngành Nông nghiệp cần phải kiên quyết thay đổi cách thức sản xuất để cây chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng XK.
Lan Anh - Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024