Thứ tư 13/11/2024 17:18

Tăng cường thanh tra doanh nghiệp “chây ỳ” nợ đóng bảo hiểm xã hội

Mặc dù chia sẻ với những khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy nhiên có không ít trường hợp lợi dụng hoàn cảnh để chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Từ ngày 23/11 - 25/12/2020, Đoàn tranh tra liên ngành của TP. Hà Nội do thanh tra thành phố chủ trì sẽ thành lập 4 tổ công tác, tiến hành thanh tra 75 đơn vị nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp trên địa bàn thủ đô.

Việc đẩy mạnh thanh tra nợ đóng BHXH, BH thất nghiệp là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Theo BHXH TP. Hà Nội, số doanh nghiệp đang nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 80,2 tỷ đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của 2.462 người lao động. Căn cứ vào kết quả thanh tra, tùy theo mức độ, Đoàn tranh tra liên ngành của thành phố sẽ đề xuất xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách BHXH, BHYT. Hồ sơ của những đơn vị vi phạm ở mức độ nghiêm trọng sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự.

Giám đốc BHXH TP. Hà Nội - ông Nguyễn Đức Hòa - cho biết, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cộng đồng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, khiến cho việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Cơ quan BHXH thành phố rất chia sẻ với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa tự giác đóng nộp các nghĩa vụ cho người lao động, viện cớ khó khăn để chây ỳ nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. “Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, BHXH TP. Hà Nội đã đề nghị thanh tra liên ngành vào cuộc để yêu cầu doanh nghiệp, người sử dụng lao động tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, tạo sự công bằng giữa các đơn vị, doanh nghiệp”- ông Hòa cho hay.

Không chỉ TP. Hà Nội, tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành trên cả nước. Theo báo cáo của Vụ Thanh tra - Kiểm tra BHXH Việt Nam, trong 9 tháng năm 2020, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tại 3.155 đơn vị, đạt 59,09% kế hoạch, trong đó: Thanh tra chuyên ngành đóng là 791 đơn vị, đạt 53,8% kế hoạch; kiểm tra là 2.117 đơn vị; thanh tra kiểm tra liên ngành là 247 đơn vị, đạt 41,76% kế hoạch. Ngoài việc thực hiện thanh tra kiểm tra theo kế hoạch, trong 9 tháng năm toàn ngành đã tổ chức thực hiện 1.384 cuộc thanh tra kiểm tra đột xuất tại 1.808 đơn vị.

Qua thanh tra chuyên ngành đóng, đã phát hiện 4.998 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với số tiền phải truy đóng là 44.759 triệu đồng; phát hiện 13.772 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 56.733 triệu đồng.

Ngoài ra, qua công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã phát hiện và yêu cầu thu hồi về Quỹ BHXH số tiền 2.889 triệu đồng do thanh toán các chế độ BHXH không đúng quy định; thu hồi về Quỹ BH thất nghiệp số tiền 1.749 triệu đồng do thanh toán, chi trả trợ cấp BH thất nghiệp không đúng quy định; thu hồi về Quỹ BHYT số tiền 39.189 triệu đồng chi phí khám chữa bệnh BHYT không đúng quy định…

Đối với kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHXH Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 8/2020, đã có 34/63 BHXH tỉnh, thành phố thực hiện việc kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của 67 đơn vị tới cơ quan công an. Tuy nhiên, có rất ít vụ việc được quyết định khởi tố mà chỉ được xem xét, giải quyết.

Nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động, từ nay đến cuối năm, BHXH Việt Nam cũng đã có đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra đột xuất các đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm; kiên quyết thu hồi nợ tại các đơn vị chây ỳ; đẩy mạnh công khai doanh nghiệp nợ đọng trên các phương tiện truyền thông đại chúng; phối hợp với cơ quan điều tra khởi tố hình sự với doanh nghiệp vi phạm…

Tổng giám đốc BHXH Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và BHXH các địa phương cần bám sát dự toán thu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, trong đó có cơ quan thuế để rà soát các nhóm tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, lãnh đạo BHXH Việt Nam đề nghị cần tăng cường thanh tra đột xuất các đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm; kiên quyết thu hồi nợ tại các đơn vị chây ỳ, sử dụng các biện pháp, đôn đốc, bám sát dòng tiền, sức khỏe doanh nghiệp.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, xuất khẩu… Đồng thời, với việc phải hạn chế trong thanh tra, kiểm tra, đôn đốc trực tiếp tại đơn vị, doanh nghiệp dẫn đến số người tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp giảm trong 10 tháng năm 2020.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu