Thứ tư 25/12/2024 01:14

Tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công

Ngày 17/11/2020, tại xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Lễ phát động chiến dịch tự nguyện đăng ký và làm thủ tục cấp phép sản xuất rượu thủ công. Đây là hoạt động trong Chương trình tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công tại tỉnh Ninh Bình do Hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) phối hợp cùng Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình thực hiện.

Phát biểu tại Lễ phát động, PGS.TS Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch Hiệp hội Bia- Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho biết: Thời gian qua, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc đe dọa đến tính mạng do sử dụng rượu không rõ xuất xứ, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Do vậy, cần tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công để hạn chế tác hại của rượu không rõ nguồn gốc. Sản xuất và tiêu thụ rượu thủ công đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, rượu thủ công tiêu thụ trên thị trường không được cấp phép còn chiếm tỷ trọng lớn. Việc quản lý hoạt động sản xuất, mua bán rượu thủ công còn khó khăn, dẫn đến tình trạng an toàn thực phẩm của loại sản phẩm này rất đáng lo ngại.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh rượu, tỷ lệ các hộ sản xuất rượu thủ công đăng ký với cơ quan quản lý và được cấp giấy phép sản xuất chỉ chiếm 15%; một tỷ lệ rất thấp, thể hiện nhận thức về trách nhiệm về vấn đề rượu bia trong xã hội, cũng như khả năng quản lý của cơ quan hữu quan còn hạn chế.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Các văn bản pháp lý (Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu; Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc quản lý Bộ Công Thương; Nghị định 24/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Thông tư 26/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh) đã quy định các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với sản xuất rượu thủ công, vận động người dân tuân thủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu.

Với trên 2.800 hộ nấu rượu thủ công trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động này.

Tuy nhiên, với địa bàn rộng và thói quen của người dân, việc thực thi các quy định về kiểm soát rượu thủ công còn nhiều khó khăn, dẫn đến tác hại cho xã hội bắt nguồn từ hành vi sản xuất thiếu trách nhiệm liên quan đến đồ uống có cồn. Chính vì vậy, Chương trình tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công sẽ góp phần đưa các quy định của pháp luật sớm đi vào cuộc sống.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, buổi Lễ phát động sẽ giúp cho hoạt động sản xuất rượu thủ công ngày càng đi vào nền nếp, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần lan tỏa thông điệp “Phòng, chống rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm” đến với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất rượu, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Chương trình sẽ triển khai nhiều hoạt động bao gồm chiến dịch vận động người dân chấp hành các quy định pháp luật có liên quan, tập huấn cho cán bộ chuyên trách tại địa phương; các hội thảo đánh giá hoạt động của Chương trình.

Tại Hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký cam kết tự nguyện kê khai, đăng ký và làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ sở sản xuất rượu thủ công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: ngộ độc rượu

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh