Thứ hai 23/12/2024 09:50

Tăng cường kiểm tra, bình ổn giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm 2023

Những tháng cuối năm 2023 dự báo giá cả nhiều mặt hàng hóa thiết yếu có diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, do đó cần tăng cường công tác kiểm tra.

Giá cả hàng hoá có xu hướng tăng

Những tháng cuối năm 2023, việc tăng lương cơ sở cộng với giá xăng liên tục tăng đã khiến cho giá cả nhiều mặt hàng hóa thiết yếu cũng tăng. Trước thực tế đó, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những tháng dịp tết.

Các mặt hàng tại trung tâm thương mại chợ gạo Hưng Yên khá đa dạng, phong phú

Qua tìm hiểu thị trường các mặt hàng thiết yếu tại Trung tâm thương mại (TTTM) Chợ gạo Hưng Yên cho thấy, hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích khá dồi dào. Nhiều đơn vị đang tích cực triển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhất là đối với những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao để kích cầu sức mua như: Gạo, nước giặt, dầu gội đầu, sữa tắm, dầu ăn, nước mắm, sữa tươi, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, hoa quả… Qua đó, góp phần bình ổn giá và kiểm soát lạm phát. Đơn cử như hệ thống cửa hàng của siêu thị Vinmart+ tại Hưng Yên, vẫn cơ bản giữ ổn định giá bán. Ngoài ra, Vinmart+ còn liên tục bổ sung nguồn hàng đầy đủ trong các thời điểm và triển khai các hình thức khuyến mại, giảm giá để tăng sức mua.

Hàng hoá trong hệ Thống siêu thị WinMart+ tại Hưng Yên

Tại các chợ truyền thống, các loại hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm cũng được bày bán dồi dào với giá cả có xu hướng tăng nhẹ. Theo kết quả khảo sát các chợ trên địa bàn Hưng Yên, giá thịt lợn có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm tháng 10 tháng trở về trước. Các loại hoa quả như cam, dưa hấu, dưa lưới vàng, táo, nho… đều tăng nhẹ. Còn hàng công nghệ phẩm chế biến như dầu ăn, đường, nước mắm… cũng có giá bán dự báo tăng

Khách hàng mua thực phẩm tại chợ gạo Hưng Yên. Ảnh: Hoàng Giang

Tăng cường bình ổn giá

Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 348/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023. Trong đó chỉ rõ, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dư địa kiểm soát lạm phát đang tăng dần, biện pháp chung là các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý; chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, không để đứt gãy nguồn cung, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là trong các dịp lễ, tết cuối năm, mùa du lịch khi nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước đối với các mặt hàng theo thẩm quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Bộ Công thương cũng đã ban hành Chỉ thị gửi các đơn vị, yêu cầu ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Tại Hưng Yên, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, cục QLTT Hưng Yên, đã tích cực theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá như xăng dầu, vật tư xây dựng, thực phẩm… Theo đánh giá của các ngành chức năng, giá cả các mặt hàng hầu hết đều có xu hướng biến động tăng do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở và giá xăng, dầu. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhận thức của các tiểu thương, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên.

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện nhập hàng về đến đâu tiêu thụ đến đó, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến. Cục Quản lý thị trường Hưng Yên đã đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp tuyên truyền, ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại, thực hiện nghiêm việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết.

Để tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá hàng hoá, Sở Công thương Hưng Yên cũng đang theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả hàng hoá, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ, góp phần kiềm chế lạm phát.

Sở khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, cung ứng đủ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong những tháng cuối năm, bảo đảm không để xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đặc biệt, đối với mặt hàng hóa thiết yếu là xăng dầu, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Sở Công thương Hưng Yên đã và đang tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh; trong đó chú trọng kiểm tra việc tuân thủ quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, thời gian đăng ký bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ…

Hoàng văn Giang - Cục QLTT Hưng Yên
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu