Tái sử dụng các container rỗng: Tối ưu vận tải hai chiều
Cụ thể, đại diện một số doanh nghiệp trong nhiều ngành xuất khẩu như thủy sản, lúa gạo, dệt may… cho biết, chi phí logistics đang là rào cản khiến tăng trưởng xuất khẩu cũng như lợi nhuận của họ bị sụt giảm. Điển hình như thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhận định, tại thời điểm tháng 7/2022, để xuất được một container 40 feet qua Mỹ thì giá cước vào khoảng 16.400 USD (khoảng 400 triệu đồng). Chưa kể gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại khu vực cảng TP. Hồ Chí Minhcòn phải đóng phí hạ tầng cảng biển, kéo thêm một khoản chi phí lớn đè lên giá thành sản phẩm.
Tương tự với xuất khẩu gạo, theo ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nếu so với cùng thời điểm này năm ngoái, lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn, nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm từ 7 - 10% do chi phí logistics đội lên quá cao.
Để ứng phó với tình trạng trên, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) - cho rằng: Việc tái sử dụng vỏ container rỗng sẽ giúp tăng hệ số sử dụng vỏ và có ý nghĩa trong giai đoạn khan hiếm vỏ container gần đây. Theo đó, đối với các doanh nghiệp chủ hàng, việc tái sử dụng mang lại lợi ích tối ưu về vận tải hai chiều, cắt giảm chi phí vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn ngành logistics.
Bà Nguyễn Vũ Đan Khuyên - Giám đốc Phát triển giải pháp và sản phẩm Smartlog - Công ty Cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog - bổ sung: Việc tái sử dụng này sẽ cắt bớt việc chạy rỗng không cần thiết. Với nền tảng công nghệ, các nhà xuất nhập khẩu cùng lĩnh vực ngành hàng có thể kết nối, để tối ưu hóa tận dụng cont rỗng, không phải chờ đợi vỏ container nhất là trong giai đoạn thiếu hụt kéo dài như hiện nay.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc tái sử dụng và trao đổi container rỗng còn khá mới tại Việt Nam nên chưa nhiều doanh nghiệp tham gia; đồng thời, cũng còn tồn tại không ít bất cập như thiếu sự giám định, sửa chữa container rỗng trước khi giao chủ hàng; luồng vận chuyển thay đổi