Thứ sáu 25/04/2025 14:27

Tài nguyên khoáng sản: Đủ luật vẫn khó quản

Thông tin báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn tới tình trạng nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Nhiều nguồn khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt

 - Tính đến tháng 5/2013, cả nước có 79 giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp, 503 giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan trung ương cấp đang còn hoạt động. Ngoài ra, có trên 4.200 giấy phép khai thác khoáng sản (chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường) do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp đang hoạt động trên địa bàn cả nước. Thực tế này đòi hỏi vấn đề “quản trị tài nguyên khoáng sản” cần được quan tâm hơn nữa.

Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 với nhiều quy định mới trong cấp phép hoạt động khoáng sản nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, tuy nhiên công tác ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm. Đến nay, Chính phủ mới ban hành 2 Nghị định, chưa có hướng dẫn mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Do phải lồng ghép với nội dung tài nguyên nước và lùi thời điểm ban hành phù hợp với thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nên Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản đến nay vẫn chưa ban hành. Bộ TN&MT phối hợp cùng các Bộ Công Thương, Xây dựng cũng đã ban hành 6 Thông tư hướng dẫn, nhưng chưa có Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản...

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc:

Để nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thống nhất thực hiện từ trung ương đến địa phương, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản cũng như bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo số liệu của Bộ TN&MT, đến nay cấp Trung ương đã có 14 quy hoạch cho 40 loại khoáng sản khác nhau, nhưng hầu hết các quy hoạch chỉ nêu tên mỏ, khu vực mỏ hoặc địa danh có mỏ đưa vào quy hoạch mà không có tọa độ, diện tích cụ thể, gây khó khăn khi xem xét, cấp phép. Phần lớn khoáng sản có tính đa công dụng nhưng cùng 1 mỏ khoáng sản lại bị điều chỉnh bởi 2 quy hoạch do 2 Bộ chủ trì lập, được phê duyệt ở thời điểm khác nhau. Do đó, chưa có sự đồng bộ về nội dung, một số quy hoạch chưa thống nhất về tiến độ thực hiện dự án giữa giai đoạn thăm dò và khai thác... gây khó khăn khi thực hiện.

Luật khoáng sản năm 2010 đã đưa ra các quy định việc cấp phép phải thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Mặc dù vậy, đến nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung cấp phép mới vẫn chưa hoàn thiện, gây tồn đọng nhiều hồ sơ. Theo ông Lại Hồng Thanh- Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (Tổng cục Địa chất khoáng sản- Bộ TN&MT), việc thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc, chỉ có khoảng 30%- 40% tổ chức, cá nhân đang khai thác thực hiện báo cáo, nhưng chế tài xử phạt vấn đề này còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, thông tin trong báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản chưa đầy đủ, thiếu chính xác. “Điều này dẫn tới việc nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, đồng nghĩa với việc không nắm được thực trạng “tài sản” của mình”, ông Thanh đánh giá. Xét trên bình diện quốc gia, sẽ dẫn tới khó định hướng một cách chính xác, có tính khả thi đối với hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản khi lập chiến lược, quy hoạch khoáng sản trong từng thời kỳ.

Thúy Ngọc

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào