Đừng vội a dua, để thế lực thù địch lợi dụng kích động 3:30

Đừng vội a dua, để thế lực thù địch lợi dụng kích động

“Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua!” - Kính thưa quý vị, trên đây là nhan đề bài Podcast được đăng tải trên báo Quân đội nhân dân của tác giả Huy Phong mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị và các bạn ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tại nhà văn hóa tổ dân phố, Bí thư Chi bộ Hùng và Tổ trưởng dân phố Nam đang sôi nổi bàn luận về những quyết sách của đất nước tại Kỳ họp thứ tám (Quốc hội khóa XV) thì Tân đến chơi thể thao. Không vui vẻ như thường ngày, ném túi vợt cầu lông xuống sân, giọng Tân bức xúc:

- Hai chú thấy không? Cái nghị quyết đường tàu cao tốc Bắc-Nam Quốc hội vừa thông qua mà người ta nói ghê lắm! Nào là tốn tiền, nào là vô ích, chỉ để “làm màu” thôi..!

- Cậu nghe ở đâu nói vậy? - Ông Hùng giọng nhẹ nhàng.

- Trên mạng rất nhiều người phản đối. Họ bảo số tiền đó để xây bệnh viện, trường học, đầu tư những công trình thiết thực khác. Chứ hơn 1,7 triệu tỷ đồng thì tiền lấy đâu ra; rồi lại đội vốn như nhiều công trình khác; không khả thi và không thể thực hiện được...

undefined
Phối cảnh nhà ga đường sắt tốc độ cao.

- Nhưng Tân à, cậu đã nghiên cứu nội dung nghị quyết của Quốc hội chưa? Đã tìm hiểu về dự án này chưa? - Ông Nam hỏi lại.

- Cháu hơi bận, chưa để ý, nhưng người ta nói nhiều như thế thì chắc đúng thôi! Mạng xã hội đưa nhiều thông tin trái chiều mà.

- Tôi cũng từng lo lắng, nhưng tìm hiểu kỹ tôi biết, dự án được chuẩn bị trong gần hai thập kỷ. Chúng ta cũng đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi rồi.

- Nhưng ông Hùng, ông Nam à, số tiền đó quá lớn. Rồi Nhà nước thiếu nợ thì sao?

- Theo nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; cho phép dự án được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù; phát hành trái phiếu; huy động các nguồn vốn hỗ trợ khác... - Ông Hùng phân tích.

- Đúng đó! Các công trình lớn đều có người đồng thuận, người phản biện. Chúng ta trước khi đánh giá, có ý kiến cá nhân thì phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định đây là thời gian chín muồi để triển khai rồi - Ông Nam tiếp lời.

- Nghe hai chú nói cũng có lý... Nhưng nếu thông tin đó sai thì làm sao chống lại những người "bôi xấu" trên mạng?

- Thì mình nói bằng hành động và kết quả cụ thể. Chỉ cần dự án này thành công, dân mình hưởng lợi, tự khắc họ sẽ hiểu. Nhưng trước hết, cháu phải ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tìm hiểu ngọn ngành quá trình và kết quả nghiên cứu, triển khai dự án. Đừng để thế lực thù địch lợi dụng kích động.

- Cũng có thể cháu hơi vội vàng. Mai cháu sẽ tìm hiểu kỹ rồi trao đổi cùng hai chú.

Sáng hôm sau, Bí thư Hùng và Tổ trưởng dân phố Nam đang tập thể dục trong sân nhà văn hóa thì Tân đi qua, dừng xe chào: “Cháu xin lỗi hai chú vì chưa tìm hiểu kỹ đã a dua, nói bừa. Cả tối qua cháu đã tìm hiểu cặn kẽ. Đúng như hai chú nói, tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Dự án rất quan trọng và tiền khả thi. Cháu sẽ phản bác những thông tin xuyên tạc kia các chú nhé".

Nói xong, Tân chào hai “cán bộ già” cẩn thận rồi mới lên xe đi. Bí thư Hùng nhìn Tổ trưởng dân phố Nam không nói gì, nhưng trong mắt hai ông ánh lên niềm vui!

Bài Podcast với nhan đề “Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua” đến đây xin được tạm dừng, thân ái chào tạm biệt quý vị!

Quốc hội dự kiến bầu Chủ tịch nước ngày 21/10 3:14

Quốc hội dự kiến bầu Chủ tịch nước ngày 21/10

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Quốc hội dự kiến bầu Chủ tịch nước ngày 21/10” của PV Sơn Hà được đăng tải trên báo điện tử VNexpress sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết Quốc hội dự kiến thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước vào 21/10, ngày đầu tiên của kỳ họp thứ 8.

Chiều 20/10, trả lời tại họp báo trước kỳ họp, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết tại hội nghị lần 10 khóa 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết thống nhất giới thiệu nhân sự đủ điều kiện để trình Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Quốc hội cũng bố trí thời gian để thực hiện công tác nhân sự khác thuộc thẩm quyền, song bà Hải không nêu rõ chức vụ nào.

undefined
Kỳ họp Quốc hội Quốc hội bất thường lần thứ tám cuối tháng 8/2024. Ảnh: Hoàng Phong

Tại phiên họp trù bị, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nội dung dự kiến trình và chương trình kỳ họp, trong đó có nội dung công tác nhân sự. "Hiện mới là chương trình dự kiến, chỉ khi được các đại biểu biểu quyết, thông qua khi đó mới là chương trình chính thức. Tuy nhiên, cơ bản sẽ không có thay đổi nhiều vì Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến các đoàn đại biểu nhiều vòng về nội dung này", Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trả lời thêm về nội dung này.

Ông Vũ Minh Tuấn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết kỳ họp thứ 8 kéo dài 29,5 ngày, dự kiến bế mạc ngày 30/11. Quốc hội sẽ xem xét 42 nhóm nội dung, trong đó có 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 14 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Theo đó, 15 luật dự kiến được thông qua gồm: Công chứng (sửa đổi); Công đoàn (sửa đổi); Di sản văn hóa (sửa đổi); Địa chất và khoáng sản; Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng không nhân dân; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Tư pháp người chưa thành niên; Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia cũng dự kiến được thông qua tại kỳ họp này.

Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 13 dự án luật, bao gồm: Công nghiệp công nghệ số; Dữ liệu; Điện lực (sửa đổi); Đầu tư công (sửa đổi); Hóa chất (sửa đổi); Nhà giáo; Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam. Các đại biểu cũng xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 6:16

Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035” được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web congthuong.vn, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Kính thưa quý vị!

Sáng 8/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa

undefined
Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng. Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn:
Năm 2025: Thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.
Giai đoạn 2026-2030: Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030.
Giai đoạn 2031-2035: Tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.
Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát: Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Thứ ba, huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Thứ tư, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Thứ năm, xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài.
Thứ sáu, phát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, với nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng.
Thứ bảy, hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

Cần đánh giá kỹ quy mô, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực

Chương trình cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu gồm: Hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao, bảo tàng, thư viện), 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn, đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn.

undefined
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Phấn đấu 95% di tích quốc gia đặc biệt (tương đương khoảng 127 di tích) và 70% di tích quốc gia (tương đương khoảng 2.542 di tích) được tu bổ, tôn tạo; phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; phấn đấu 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.
Các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến; hàng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho hay, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.
Ủy ban cơ bản nhất trí với mục tiêu của Chương trình. Tuy nhiên, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mục tiêu số 5, phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và mục tiêu số 6, 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được các mục tiêu này.
Về kinh phí thực hiện Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cơ bản nhất trí với dự kiến tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Việc bố trí nguồn lực thỏa đáng là cần thiết để cụ thể hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách có ý kiến, tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn; cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính 4:57

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cùng dự có: Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần; đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành: Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh và lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Anh…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ đã báo cáo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ Bảy đến nay và chương trình hành động trong thời gian tới.

Theo đó, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV khai mạc vào ngày 21.10.2024 và dự kiến bế mạc vào ngày ngày 30.10.2024... Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 21.10 đến 13.11.2024; Đợt 2 từ ngày 20.11 đến 30.11.2024. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 16 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 12 dự án luật; xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tiến hành giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn; quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

undefined
Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV. (Ảnh: daibieunhandan.vn)

Về hoạt động Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, trong 9 tháng đầu năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự các kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh… Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản đối với các dự án luật; các ĐBQH tỉnh đã chủ động nghiên cứu những nội dung liên quan đến các dự thảo luật sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua tại kỳ họp...

Tại Hội nghị, cử tri huyện Kỳ Anh tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương; ghi nhận những kết quả hoạt động nổi bật của Đoàn ĐBQH và ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh… Đồng thời, cử tri huyện Kỳ Anh cũng phản ánh những bất cập liên quan đến: tình trạng thiếu giáo viên; lương, phụ cấp cho giáo viên thấp… tình trạng ô nhiễm môi trường; quản lý đất đai, việc cấp mới, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn mới, công tác quản lý báo chí, mạng xã hội; đầu tư hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi, các quy định về thừa kế, chính sách cho người có công, chế độ người cao tuổi, đội ngũ cán cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc nhưng phụ cấp thấp...

Gửi gắm ý kiến đến Quốc hội, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Quốc hội có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã… Chính phủ, các bộ, ngành cần thống nhất một bộ sách giáo khoa chuẩn áp dụng chung cho toàn quốc để thuận lợi cho công tác dạy và học ở các cấp.

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị Trung ương xem xét thông tuyến khám chữa bệnh BHYT; điều chỉnh quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên;… MTTQ Việt Nam các cấp cần chủ động vào cuộc sớm hơn trong việc vận động ủng hộ thiệt hại do bão lũ, thiên tai để có thể tranh thủ được nhiều nguồn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn cho người dân bị ảnh hưởng.

Liên quan đến Luật công nghiệp công nghệ số, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ các tiêu chí của “hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao” và nên thống kê những cách sử dụng nào được xem là có rủi ro cao, hoặc có thể hướng dẫn chi tiết tại các Nghị định do chính phủ ban hành hướng dẫn một số điều của luật này…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh; giải trình và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri địa phương quan tâm… đồng thời, tiếp thu, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của cử tri để chuyển tới các cấp, các ngành xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Nghị sĩ bày tỏ ấn tượng với công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam 1:30

Nghị sĩ bày tỏ ấn tượng với công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam

Sau những ngày làm việc sôi nổi, các đại biểu quốc tế đều đánh giá cao những kết quả đạt được từ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, đồng thời bày tỏ ấn tượng với công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam.

Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh 2:21

Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Để chuẩn bị cho Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 11/9, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng nhằm thẩm tra sơ bộ dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Đây là dự án luật theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6.

Quốc hội trẻ em: Thảo luận tại tổ 3:25

Quốc hội trẻ em: Thảo luận tại tổ

Hơn 260 trẻ em tiêu biểu toàn quốc đã quy tụ về thủ đô để chuẩn bị tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Phiên họp giả định này do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức.

    Trước         Sau