Thứ ba 19/11/2024 11:24

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ đâu?

Công nghệ Blockchain xuất hiện và đã đem đến bước đột phá trong nhiều ngành nghề. Trong tương lai công nghệ này sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến.

Công nghệ Blockchain, một trong những công nghệ được coi là lớn nhất của thế kỷ 21, đã có những tác động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến sản xuất rồi giáo dục.

Năm 1991, Stuart Haber và W. Scott Stornetta đặt nền móng cho công nghệ Blockchain với ý tưởng về một hệ thống sổ cái kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã. Hệ thống của họ cho phép theo dõi các thay đổi đối với tài liệu một cách minh bạch và không thể thay đổi, đặt nền tảng cho những gì sau này sẽ trở thành Blockchain.

Công nghệ Blockchain được ứng dụng trong nhiều ngành nghề (Ảnh minh họa).

Năm 1992, họ tiếp tục phát triển hệ thống bằng cách giới thiệu cây Merkle, giúp cải thiện hiệu quả và khả năng mở rộng. Tuy nhiên, phải đến năm 2008, Blockchain mới thực sự bứt phá với sự ra đời của Bitcoin.

Năm 2008, Satoshi Nakamoto một người (hoặc nhóm, tổ chức) được biết đến là cha đẻ của Bitcoin và công nghệ Blockchain đã công bố whitepaper mô tả Bitcoin, một hệ thống tiền tệ phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain.

Kể từ khi Bitcoin ra đời, Blockchain đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Các ứng dụng mới liên tục được tạo ra, khai thác sức mạnh của Blockchain để giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực như tài chính, chuỗi cung ứng, quản lý danh tính,...

Năm 2013, Vitalik Buterin, một trong những người tiên phong trong cộng đồng Bitcoin, nhận thấy tiềm năng to lớn của Blockchain nhưng lại lo ngại về những hạn chế của Bitcoin. Buterin khao khát tạo ra một nền tảng Blockchain linh hoạt hơn, có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng đa dạng.

Năm 2015, Ethereum chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Blockchain. Ethereum không chỉ là một loại tiền điện tử mà còn là một nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung (DApps) thông qua "hợp đồng thông minh".

Hợp đồng thông minh được hiểu là những chương trình tự động thực thi được lưu trữ trên Blockchain. Chúng có khả năng tạo điều kiện cho các giao dịch được cho là an toàn, minh bạch và hiệu quả mà không cần đến bên trung gian.

Khả năng hỗ trợ hợp đồng thông minh đã biến Ethereum trở thành nền tảng lý tưởng cho vô số ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, chuỗi cung ứng, quản lý danh tính,... Cộng đồng nhà phát triển Ethereum ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Ethereum.

Cũng trong năm 2015, Hyperledger được thành lập bởi Quỹ Linux. Mục tiêu của Hyperledger là thúc đẩy việc áp dụng Blockchain cho doanh nghiệp, tập trung vào việc cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của các hệ thống hiện có cho các giao dịch kinh doanh toàn cầu.

Kể từ năm 2017, lĩnh vực Blockchain đã chứng kiến sự ra đời của nhiều dự án mới, được gọi là Blockchain 3.0. Các dự án này tập trung vào việc giải quyết những hạn chế của các thế hệ Blockchain trước, đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng của Blockchain sang nhiều lĩnh vực mới.

Công nghệ Blockchain vẫn đang được nhiều quốc gia xem là một trong những lựa chọn quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Grand View Research, thị trường Blockchain toàn cầu đạt 5,92 tỷ USD vào năm 2021, dự kiến sẽ tăng lên 163,83 tỷ USD vào năm 2029.

Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng phát triển Blockchain. Báo cáo của TechSci Research cho thấy thị trường Blockchain Việt Nam sẽ tăng trưởng hai con số giai đoạn 2023-2027. Đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam khẳng định Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp nhận và phát triển Blockchain hàng đầu.

Sức hấp dẫn của thị trường Blockchain Việt Nam được minh chứng bởi sự xuất hiện của nhiều startup sáng tạo. Hiện có khoảng 10 startup do người Việt sáng lập có vốn hóa trên 100 triệu USD, tiêu biểu như Kyber Network của Lưu Thế Lợi đã huy động thành công 52 triệu USD từ hơn 21.000 nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Theo số liệu của Liên minh Chuyển đổi số DTS Group, hiện có khoảng 17 triệu ví liên quan đến tiền điện tử và tài sản số (NFT). Mỗi năm, có thêm khoảng 500 - 1.000 doanh nghiệp ứng dụng Blockchain vào hoạt động kinh doanh.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp