Thứ hai 23/12/2024 00:15

Sử dụng đồ nhựa như thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Đồ nhựa đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng cần biết cách để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng chúng.

Đồ nhựa có ưu điểm nhẹ, rẻ tiền, tuy nhiên việc sử dụng đồ nhựa không đúng cách có thể thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, đặt ra những thách thức và rủi ro đối với sức khỏe con người.

Theo một nghiên cứu mới đây phát hiện ra, một chai nước một lít thông thường chứa tới 240.000 hạt vi nhựa, gấp khoảng 100 lần so với ước tính trước đây, do sự hiện diện của nhựa nano trong nước. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, hộp nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại, chẳng hạn như phthalates và bisphenol A (BPA) vào thực phẩm bên trong. Những hóa chất này đã được phát hiện là có thể phá vỡ nội tiết tố và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về sinh sản.

Cách dùng đồ nhựa đúng cách, an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa

Một trong những vấn đề lớn khi sử dụng đồ nhựa sai cách là khả năng gây nhiễm độc thực phẩm. Đồ nhựa thường dễ bị xước và phai màu sau thời gian sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi sinh vật gắn kết. Nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh, những loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào thức ăn và gây bệnh cho người sử dụng, đặc biệt là về đường tiêu hóa.

Hơn nữa, nhiều người có thói quen tái sử dụng chai nhựa để đựng nước, nhưng việc này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng và ngộ độc thực phẩm do tích tụ vi khuẩn trong chai.

Một số loại đồ nhựa kém chất lượng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể sản sinh chất độc BPA (bisphenol A). Nếu thức ăn nóng được đựng trong những sản phẩm nhựa này, chất độc có thể rò rỉ vào thức ăn, gây ra rủi ro mắc các bệnh ung thư và tim mạch cho người sử dụng.

Hóa chất độc hại Phthalate thường được sử dụng trong quá trình sản xuất đồ nhựa và chúng có thể gây ra rối loạn hormone, dẫn đến tình trạng vô sinh ở người lớn và các vấn đề sức khỏe khác đối với trẻ em như dị tật bẩm sinh, hen suyễn và vấn đề về trí não.

Chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe là ưu tiên hàng đầu

Một trong những bước quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ nhựa là lựa chọn loại nhựa phù hợp. Các loại nhựa như PET (Polyethylene Terephthalate), HDPE (High-Density Polyethylene), LDPE (Low-Density Polyethylene) và PP (Polypropylene) thường được coi là an toàn cho sức khỏe con người. Có thể đọc kỹ nhãn sản phẩm để xác định chất liệu làm từ loại nhựa nào.

Việc nắm rõ các ký hiệu này giúp đánh giá chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Ảnh minh họa

Nắm rõ các ký hiệu nhựa

Các ký hiệu nhựa thường được in ở phía đáy của sản phẩm. Việc nắm rõ các ký hiệu này giúp đánh giá chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Các ký hiệu số mã nhựa từ 1 đến 7 đại diện cho các loại nhựa khác nhau, trong đó có những loại được coi là an toàn và thân thiện với môi trường.

Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao là cách dùng đồ nhựa đúng đắn

Nhiệt độ cao có thể làm cho các chất hóa học trong đồ nhựa bị phát tán vào thức ăn hoặc nước uống. Do đó, nên hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thực phẩm có nhiệt độ cao, đặc biệt là trong việc nấu thức ăn trong lò vi sóng.

Lựa chọn đồ nhựa từ các thương hiệu uy tín

Thị trường đồ nhựa đa dạng, nhưng không phải tất cả sản phẩm đều đảm bảo an toàn và chất lượng. Do đó, việc chọn mua đổ nhựa từ các thương hiệu uy tín và có tiếng giúp đảm bảo rằng ta đang sử dụng sản phẩm đồ nhựa chất lượng và an toàn.

Lưu ý những điểm sau để sử dụng đồ nhựa an toàn với thực phẩm và đồ uống

Nhựa dùng trong lò vi sóng

Chỉ nên sử dụng những hộp nhựa có dán nhãn an toàn với lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm. Có thể thấy điều này ở phần đế hộp. Vật liệu không bền nhiệt, không phù hợp với lò vi sóng có thể khiến các hạt nhựa ngấm vào thức ăn, gây độc hại.

Màng bọc thực phẩm

Không bao giờ sử dụng màng bọc thực phẩm khi cho thực phẩm vào trong lò nướng hoặc nấu trên nồi và chảo. Ngay cả khi nhãn hiệu màng bọc thực phẩm thân thiện với lò vi sóng, màng bọc cũng không bao giờ được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vì nó có thể giải phóng hạt nhựa khi còn nóng.

Hộp đựng thực phẩm mang đi

Những loại hộp này chủ yếu được sản xuất để sử dụng một lần và không dùng để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là nếu mua thực phẩm đã nấu chín và muốn bảo quản trong tủ lạnh, hãy chuyển thực phẩm đó vào bát hoặc đĩa và bảo quản thích hợp trước khi cho vào tủ.

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

Hộp đựng bằng nhựa thường có thể tái sử dụng và dùng để đựng các loại thực phẩm khô như đậu và gia vị. Tuy nhiên, một khi chúng đã bị nứt hoặc bị đục màu, cứng, khó đóng nắp thì nên thay thế. Ngoài ra, đừng rửa trong máy rửa chén, có thể khiến sản phẩm bị cong vênh hoặc xuống cấp theo thời gian.

Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa nên được thay thế thường xuyên để tránh lây nhiễm chất gây ô nhiễm từ lần sử dụng trước và nguy cơ rò rỉ hoặc hư hỏng thực phẩm bảo quản.

Bình sữa trẻ em

Không nên cho nước sôi vào bình vì nước nóng có thể khiến bình giải phóng hóa chất vào sữa. Sự lựa chọn tốt nhất là chai/bình thủy tinh.

Giảm sử dụng đồ nhựa một lần

Đồ nhựa một lần, như ống hút và túi nhựa, tạo ra nhiều rác thải và có thể chứa các chất hóa học gây hại. Do đó, thay vì sử dụng đồ nhựa một lần, hãy chuyển sang sử dụng các sản phẩm tái sử dụng như ống hút inox, bình nước kim loại để giảm lượng rác thải và /chu-de/thue-bao-ve-moi-truong.topic.

Việc áp dụng cách dùng đồ nhựa đúng đắn có thể giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, từ việc chọn loại nhựa an toàn, nắm rõ ký hiệu, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao đến việc lựa chọn thương hiệu uy tín và thực hiện kiểm tra định kỳ. Hãy để đồ nhựa trở thành một phần hữu ích và an toàn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt