Thứ sáu 22/11/2024 11:04

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại một số huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên, Mường La gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Hệ thống các siêu thị ở Sơn La đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân (Ảnh: SCT)

Tại một số khu vực các xã vùng thuộc các huyện Bắc Yên, Mường La, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ xảy ra tình trạng sạt lở nên giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Bắc - Giám đốc Sở Công Thương /chu-de/tinh-son-la.topic - cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc nắm bắt tình hình thị trường hàng hóa, hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, hàng hóa khắc phục sau cơn bão số 3 vừa qua, qua nắm bắt tình hình thực tế và công tác kiểm tra từ hệ thống các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối cũng như các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cho thấy, các doanh nghiệp, nhà phân phối đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân.

Theo đó, với sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Sơn La nên UBND các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, hoạt động cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong mùa mưa bão như ngũ cốc, nước sạch, thịt, nến, xăng, dầu… đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, nguồn cung ổn định, không bị thiếu hụt hàng hóa.

Công tác dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị từ sớm, từ xa (Ảnh: SCT)

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bắc, để ứng phó với tình hình mưa bão, các nhà phân phối và hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi Winmart + trên địa bàn tỉnh đã chủ động lên phương án dự trữ số lượng lớn hàng hóa từ rất sớm. Đồng thời các đơn vị vận chuyển cũng đã lên phương án phân phối hàng hoá kịp thời nhằm đảm bảo số lượng hoàng hoá thiết yếu, bình ổn giá, không bị thiếu hàng hoá và đến thời điểm hiện tại lượng hàng hóa trong kho vẫn đầy đủ để cung cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, sau bão số 3, sức mua những ngày gần đây có giảm so với trước khi mưa bão, do tâm lý của người dân đã có sự chuẩn bị, mua sắm dự trữ một lượng hàng hóa đủ dùng trong những ngày mưa bão"- ông Bắc cho hay.

Theo ghi nhận từ Sở Công Thương, tại các chợ truyền thống, tình hình giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá, có một số mặt hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả,…) tăng giá nhẹ (khoảng 10-20%) tại địa bàn một số huyện như Mộc Châu, Mai Sơn, Vân Hồ, thành phố Sơn La.

Giá cả các hàng hóa tại các siêu thị không có biến động (Ảnh: SCT)

Còn tại các cửa hàng xăng dầu, hiện trên địa bàn tỉnh đang có 176/179 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động (có 3 cửa hàng xăng dầu tạm dừng hoạt động do tình trạng sạt lở và chuyển nhượng dự án). Do đó, tình cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn luôn được đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, các mặt hàng nước sạch, vật liệu xây dựng không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, đầu cơ, găm hàng, lợi dụng mưa, bão để nâng giá trục lợi.

Tuy nhiên, tại các chợ dân sinh, giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau, củ quả tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa bão (Ảnh: SCT)

Hiện Sở Công Thương đang tiếp tục theo dõi sát sao, nắm tình hình thực tế và chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thương mại, cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bản tỉnh chủ động khai thác, tăng thêm dự trữ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu; có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các địa phương, khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề do mưa bão, nước lũ chia cắt và cô lập; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Một số vùng rau xanh lớn trên địa bàn tỉnh như: Mai Sơn, Mộc Châu, Vân Hồ xảy ra tình trạng ngập úng. Do đó, trong thời gian tới, giá bán các loại rau, củ, quả tươi sẽ có chiều hướng tăng giá so với thời điểm hiện nay”- ông Bắc khẳng định.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/11/2024: Giá xăng giảm 2 phiên liên tiếp, có loại dưới 20.000 đồng/lít

Giá vàng chiều nay 21/11/2024: Tăng không ngừng

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng giữ đà tăng giá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/11: Lượng về ít giá gạo vững, lúa mới chào bán giá cao

Giá heo hơi hôm nay 21/11/2024: giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Giá bạc hôm nay 21/11/2024: Bạc phục hồi từ mức đáy trong vòng hai tháng

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 21/11/2024: Tăng cao hơn dự kiến

Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024: Đồng USD tiếp tục được nâng giá

Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp