Chủ nhật 29/12/2024 08:40

Sới bạc khủng trên ‘tàu ma’ giữa sông Hồng: Kỳ 3 – “Quái vật” nhiều đầu

Những sới bạc trên sông Hồng như những con “quái vật” nhiều đầu, cơ quan chức năng triệt phá ổ nhóm này, ổ nhóm khác lại mọc lên.

Trong ngày 27 và 28/5, Báo Công Thương đã có loạt bài phản ánh về sới bạc khủng trên những con “tàu ma” giữa sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Gia Lâm và Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Hình ảnh nhóm phóng viên Báo Công Thương ghi lại tai sới bạc trên sông Hồng.

Ngay trong chiều 28/5, Báo Công Thương đã phối hợp, làm việc với các cơ quan chức năng TP. Hà Nội và bàn giao tài liệu gồm hàng chục video ghi lại hoạt động đánh bạc, tổ chức đánh bạc của ổ nhóm tội phạm nguy hiểm này. Hiện các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đang khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc.

Chiều 29/5, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, đã nắm được thông tin Báo Công Thương phản ánh và đang tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xác minh, xử lý.

Nhiều sới bạc khủng trên sông Hồng bị triệt phá

Những năm qua, Bộ Công an và Công an các địa phương đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên dòng sông Hồng, trước đó Công an các địa phương cũng đã triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm nguy hiểm liên quan tới hoạt động đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Đơn cử như tháng 8/2023, Công an huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) đã huy động hơn 40 cán bộ, chiến sĩ tổ chức vây bắt 16 đối tượng đang đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa ăn tiền trên một nhà phao nổi liên kết với 1 chiếc thuyền kéo tại khu vực sông Hồng (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường).

Các đối tượng bị bắt gồm: Nguyễn Văn Chung (SN 1989); Dương Văn Nam (SN 1990); Lê Thị Nga (SN 1988); Nguyễn Anh Trung (SN 1995); Trần Thị Lụa (SN 1967); Dương Quỳnh Hồng (SN 1984); Mai Văn Khiêm (SN 2003); Trần Danh Hào (SN 1980); Nguyễn Anh Tuấn (SN 1998); Nguyễn Văn Tâm (SN 1986); Trịnh Phương Tuấn (SN 1994); Đặng Văn Nguyện (SN 1985); Bùi Đình Cần (SN 1981); Đoàn Thanh Tùng (SN 1986); Đặng Lâm Bình (SN 1978) và Trương Quang Dy (SN 1984).

Các đối tượng trong đường dây đánh bạc trên sông Hồng (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường).

Tại hiện trường, Công an thu giữ 647 triệu đồng, 17 điện thoại di động, 2 xe ô tô, 1 nhà phao nổi, 1 chiếc thuyền kéo, 1 khẩu súng quân dụng loại K59 cùng 1 hộp tiếp đạn bên trong có 5 viên đạn và các tang vật liên quan khác.

Đầu năm 2016, Công an tỉnh Lào Cai cũng đã triệt phá một ổ nhóm đánh bạc quy mô lớn trên dòng sông này. Đó là sới bạc được tổ chức trên nhà nổi Thùy Linh, neo đậu ở mép sông Hồng thuộc địa phận thôn Bảo Vinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Sới bạc này do Lự Hồng Quảng (SN 1988, trú bản Tắp 4, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là chủ sới đứng ra tổ chức, có bố trí người canh gác và rất nhiều camera giám sát.

Theo Công an tỉnh Lào Cai, mỗi ngày sới bạc tổ chức 3 canh: Canh một từ 12h -14 giờ 30 phút, canh 2 từ 14 giờ 30 phút – 17 giờ và canh 3 từ 21 giờ – 23 giờ. Mỗi canh bạc Quảng thu phế 200.000 đồng/một đối tượng.

Thời điểm các cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lào Cai ập vào là khoảng 14 giờ ngày 3/1/2016, có 62 đối tượng đang say sưa sát phạt nhau trên sới bạc.

Công an tỉnh Lào Cai bắt giữ 62 đối tượng đánh bạc trên sông Hồng hồi năm 2016.

Qua điều tra, Cơ quan Điều tra xác định, các đối tượng đánh bạc gồm: Lự Hồng Quảng; Đỗ Thanh Tuấn (SN 1982, trú khu 11, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) là đối tượng cầm cái xóc đĩa; Bạch Ngọc Chi (SN 1979, trú số 81, phố Cao Ban, phường Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), Phạm Xuân Trinh (SN 1978, trú thôn Nhân Vực, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) làm nhiệm vụ canh gác; Trương Quyết Thắng (SN 1984, trú bản Bùn 2, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và Trần Đăng Tiến (SN 1986, trú thôn 16, xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) làm nhiệm vụ Hồ Lỳ; số đối tượng còn lại là các con bạc.

Tại hiện trường, Công an thu giữ 1 bộ xóc đĩa, 3 bảng vị, 148 triệu đồng trên chiếu bạc,13 triệu đồng tiền thu phế của các con bạc, 3 bộ đàm, 7 mắt camera, 4 xe ô tô cùng nhiều tài sản là tiền, điện thoại, đồng hồ, đồ trang sức... được thu giữ trên người các đối tượng và trên nhà nổi.

Có bảo kê

Ngay tại khúc sông Hồng nơi Báo Công Thương thâm nhập và phản ánh về hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mới năm ngoài, cơ quan chức năng cũng đã bóc gỡ một đường dây đánh bạc quy mô lớn. Đáng chú ý, sới bạc này còn có cả cán bộ đứng ra nhận hối lộ để bảo kê.

Đối tượng bảo kê sới bạc này là Đào Ngọc Quỳnh (SN 1986, cựu Công an xã Văn Đức, huyện Gia Lâm); đối tượng tổ chức đánh bạc, đưa tiền bảo kê (đưa hối lộ) là Nguyễn Công Tú (SN 1987, ở huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội).

Các bị cáo trong đường dây đánh bạc và bảo kê đánh bạc tại tòa.

Theo cáo buộc, tháng 2/2022, Tú và Nguyễn Văn Vân (SN 1964, ở huyện Gia Lâm) bàn nhau mở sới bạc dưới hình thức xóc đia trên thuyền ở sông Hồng, thuộc địa bàn xã Văn Đức để lấy tiền tiêu xài.

Vân dùng hai thuyền của gia đình, trong đó một thuyền bé để đưa đón con bạc, còn thuyền lớn neo đậu trên sông để các con bạc sát phạt nhau.

Chủ yếu người chơi bạc là khách vãng lai do Vân giới thiệu hoặc tự tìm đến. Con bạc sẽ được các lái xe ô tô, taxi đưa đến bến đò ven sông. Sau đó, Tú sẽ đón các con bạc đưa xuống bến sông để Vân đón bằng thuyền nhỏ chở đến thuyền lớn.

Mỗi ngày, Tú và Vân tổ chức 2 ca đánh bạc từ 14 giờ hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau. Trên thuyền lớn, Vân và Tú thuê người xóc cái, phục vụ giải khát, thậm chí điều người có mặt tại sới bạc để các con bạc vay tiền. Khách đánh bạc phải trả cho Tú và Vân 1 triệu đồng/1 canh bạc.

Để hoạt động đánh bạc không bị xử lý, đầu tháng 2/2022, Tú và Vân liên hệ với Đào Ngọc Quỳnh (khi đó là cán bộ Công an xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) đặt vấn đề, hàng tháng trước ngày mồng 10, đưa cho Quỳnh 10 triệu đồng tiền “phế” để sới bạc hoạt động mà không kiểm tra, xử lý.

Quỳnh đồng ý với yêu cầu trên. Ngày 9/2/2022, bị cáo nhận 10 triệu đồng của Tú. Do thấy khách đến chơi đông, Quỳnh yêu cầu chi thêm 5 triệu đồng/tháng. Kể từ tháng 3/2022, Tú và Vân đã đưa cho Quỳnh 15 triệu đồng. Cơ quan Điều tra xác định, tổng số tiền Quỳnh đã nhận hối lộ là 75 triệu đồng.

Tháng 1/2023, Đào Ngọc Quỳnh bị TAND TP. Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về tội Nhận hối lộ, Nguyễn Công Tú bị tuyên phạt 4 năm tù về tội Đưa hối lộ; đối tượng còn lại bỏ trốn nên được tách ra để điều tra, xử lý ở một vụ án khác.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?