Thứ hai 25/11/2024 05:23

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Trong những tháng đầu năm 2024, nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đối mặt với nhiều khó khăn như thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở,… Tuy nhiên, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy và đẩy mạnh liên kết sản xuất, Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

Bức tranh nông nghiệp nhiều điểm sáng

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong quý I/2024 tỉnh Sóc Trăng ghi nhận bức tranh khởi sắc trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều mặt hàng đạt sản lượng cao, vượt kế hoạch đề ra.

Quý I/2024, tỉnh Sóc trăng thu hoạch lúa đạt hơn 130.405 ha

Nổi bật là toàn tỉnh đã xuống giống được 192.386 ha lúa, đạt 60,7% kế hoạch, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm. Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 130.405 ha, sản lượng đạt 877.300 tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 93,78%, lúa đặc sản, thơm các loại chiếm 60,61%. Tình hình tiêu thụ lúa khá thuận lợi, giá lúa cũng tăng 1.000 - 2.500 đ/kg so với năm ngoái.

Gieo trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 22.987 ha, tăng 2,6% so với cùng kỳ; diện tích cây ăn trái hiện có 28.718 ha, tăng 0,8% so cùng kỳ, trong quý đã cấp thêm 4 mã số vùng trồng cây ăn trái nội địa/36,59 ha (ớt, hành tím, dứa), lũy kế đã cấp được 104 mã số vùng trồng/diện tích 593,47 ha.

Thủy sản cũng ghi nhận mức tăng 3,23%, đạt gần 103% kế hoạch. Sản lượng thịt gia súc tăng trên 2%, gia cầm tăng 1,06% so với cùng kỳ.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Ông Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, Sóc Trăng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp thông minh. Tỉnh đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ như hệ thống tưới nước thông minh, hệ thống quản lý dịch hại bằng máy bay không người lái, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý.

Đặc biệt với chủ lực là cây lúa, tỉnh Sóc Trăng áp dụng các giống lúa chất lượng cao, gieo sạ thẳng, sử dụng phân bón hữu cơ và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, năng suất lúa bình quân của tỉnh đã tăng từ 5,3 tấn/ha lên 5,8 tấn/ha.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

Trên cơ sở tiêu chí xây dựng vùng lúa chất lượng cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng rà soát lại diện tích tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao trong năm 2024 là 33.330ha, trong đó diện tích đã thực hiện theo VnSAT là 20.880ha, diện tích mở rộng theo VnSAT là 1.450ha. Theo đó, diện tích tỉnh Sóc Trăng đăng ký tham gia đề án là 33.330ha, diện tích đăng ký tham gia đến năm 2025 là 38.500ha và đến năm 2030 mở rộng ra với diện tích 72.000ha. Diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là 37.928ha; số hợp tác xã tham gia là 53 hợp tác xã, với 8.849 thành viên.

Bên cạnh lúa, Sóc Trăng còn phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp khác như hoa màu, cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện đã hình thành thêm hơn 11.500 ha diện tích nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ; hỗ trợ thêm 10 mã số vùng trồng trên nhãn; Hỗ trợ và thúc đẩy 4 trang trại nuôi công nghệ cao, 15 hợp tác xã và mô hình THT chăn nuôi; Toàn tỉnh có 49 đơn vị sản xuất ứng dụng thực hành sản xuất tốt (VietGAP, ASC, GlobalGAP, BAP) với diện tích gần 2.000 ha.

Đồng thời xây dựng và phát triển hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã. Các mô hình này giúp người nông dân có đầu ra ổn định cho sản phẩm, đồng thời được hỗ trợ về kỹ thuật, vốn và đầu ra.

Trong đó nổi bật là tỉnh đã khuyến khích 93 doanh nghiệp, hợp tác xã, đưa 226 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử soctrangtrade.vn. Trong đó, có 23 sản phẩm là chuỗi cung cứng thực phẩm an toàn và 114 sản phẩm OCOP. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 217 sản phẩm OCOP được chứng nhận (1 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm 4 sao, 205 sản phẩm 3 sao) của 122 chủ thể bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sóc Trăng định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững, hiện đại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hình thành vùng chuyên canh các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh với quy mô thích hợp.

Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản; cải tiến, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường. Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với công nghiệp chế biến và năng lượng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP; xây dựng, định vị thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh; phát triển đa dạng các thị trường tiêu thụ; kết hợp du lịch.

Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, cây ăn trái, lúa đặc sản, chăn nuôi bò.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin