Thứ bảy 28/12/2024 20:54

Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai làm thất thoát 2,3 tỷ đồng ngân sách

Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện có nhiều dự án phần mềm có vi phạm gây thất thoát, lãng phí ngân sách hơn 2,371 tỷ đồng.

Ngày 3/6, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã có kết luận về việc đầu tư các dự án, mua sắm các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai, giai đoạn từ năm 2015-2021.

Theo kết luận thanh tra, giai đoạn từ năm 2015-2021, Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư 13 dự án, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và gia hạn 2 phần mềm với tổng kinh phí thanh toán 33 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua thanh tra phát hiện có nhiều dự án phần mềm có vi phạm gây thất thoát, lãng phí ngân sách hơn 2,371 tỷ đồng.

Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai gây thất thoát 2,3 tỷ đồng ngân sách

Cụ thể, với “Phần mềm tuyển sinh đầu cấp năm 2018”, sở này có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai thẩm định về phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật.

Sau đó, Sở Thông tin & Truyền thông Gia Lai có ý kiến cho rằng, việc triển khai của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai là phần mềm nội bộ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, hệ thống tuyển sinh đầu cấp hiện nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Năm 2019, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai nghiệm thu, thanh toán khi chưa có phần mềm (thực tế Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai nhận tài khoản từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội vào năm 2020). Do đó, Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai thực hiện chưa đúng với nội dung trong tờ trình gửi Sở Thông tin & Truyền thông thẩm định là phần mềm nội bộ. Sở Giáo dục & Đào tạo thanh toán không đúng quy định với số tiền sai phạm là 670 triệu đồng.

Tại dự án mua sắm thiết bị và phần mềm “Hệ thống số hóa và quản lý dữ liệu EDM”; thực hiện số hóa văn bằng, chứng chỉ 2020, Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai đã thanh toán thừa 47 mét hồ sơ so với dự toán. Số tiền sai phạm về nội dung chỉnh lý tài liệu hơn 458 triệu đồng. Còn đối với chi phí nhập liệu và chuyển đổi thông tin bằng chức năng của phần mềm, Sở Giáo dục & Đào tạo đã thanh toán thừa 17.718 trang dữ liệu và áp đơn giá không đúng theo quy định tại Thông tư 194 (năm 2012) của Bộ Tài chính với số tiền sai phạm hơn 569 triệu đồng. Tổng số tiền sai phạm của dự án trên hơn 1 tỷ đồng.

Tại phần mềm quản lý ngân hàng đề thi 2020, qua kiểm tra, thực tế sở này cung cấp đĩa CD-Master Test - bản Client cho 17 phòng giáo dục & đào tạo nhưng thanh toán với giá tiền của phần mềm Master Test - bản Server là không đúng với số tiền chênh lệch thừa 464 triệu đồng.

Nhiều phần mềm được Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai trang bị cho các đơn vị trực thuộc nhưng nhiều đơn vị không sử dụng, dẫn đến việc sử dụng ngân sách chưa hiệu quả như phần mềm “Quản lý các khoản thu 2021”, “Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi 2020”, “Phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-Learning năm 2020”. Ngoài ra, nhiều phần mềm không được sở này công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thanh tra tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo trong giai đoạn từ năm 2017-2020 vì để xảy ra các sai phạm. Đồng thời, đề nghị giám đốc sở có trách nhiệm thu hồi số tiền sai phạm hơn 2,371 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước.

Đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ; cũng như tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khắc phục các lỗi để các đơn vị được trang bị phần mềm sử dụng có hiệu quả hơn.

Duy Nguyễn - Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?