Thứ ba 19/11/2024 05:20

Siemens hỗ trợ doanh nghiệp khai phá tiềm năng số hóa

Chuyển đổi số đang mở đường cho đổi mới sáng tạo, các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Thái Lai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Siemens khu vực Đông Nam Á và Việt Nam - đã chia sẻ về sự hỗ trợ mạnh mẽ của Siemens cho các khách hàng trên hành trình khai phá tối đa tiềm năng số hóa.

Xin ông có thể cho biết về xu hướng số hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay?

Tiến sĩ Phạm Thái Lai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Siemens khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

Số hóa đang thay đổi tất cả lĩnh vực trong cuộc sống cũng như mô hình kinh doanh hiện tại. Theo đó, các ngành công nghiệp sản xuất có thể thu được nhiều lợi ích từ việc tận dụng xu hướng công nghệ như thiết kế dựa trên thuật toán tối ưu và mô hình thông minh. Quy trình sản xuất trở nên sáng tạo hơn nhờ vào các công nghệ sản xuất bồi đắp, rô-bốt tiên tiến, trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô hình dịch vụ mới hiện đang được phát triển cùng với việc sử dụng giải pháp điện toán đám mây, tự động hóa kiến thức.

Là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, Siemens đã giúp khách hàng của mình như thế nào trong quá trình chuyển đổi số, thưa ông?

Nhằm giúp cho các công ty có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng số hóa, Siemens đang cung cấp gói giải pháp Doanh nghiệp số - một danh mục tổng thể bao gồm các giải pháp phần mềm và tự động hóa. Danh mục này cho phép các công ty công nghiệp thuộc mọi quy mô có thể triển khai công nghệ hiện tại và trong tương lai cho mục tiêu tự động hóa, số hóa. Nhờ vậy, họ có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại , đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiếp theo của hành trình chuyển đổi số.

Danh mục Doanh nghiệp số tổng thể của Siemens bao gồm các giải pháp cho khâu thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế nhà máy, thiết kế dây chuyền sản xuất, tự động hóa, chạy thử và dịch vụ. Nhà cung cấp và đơn vị hậu cần cũng có thể được tích hợp trên một nền tảng hợp tác nhất quán. Các công ty có thể bắt đầu quá trình số hóa tại bất kỳ bước nào trên chuỗi giá trị, cho nhà máy còn sơ khai hay đã vận hành trong một thời gian dài dựa trên các giao diện mở và tiêu chuẩn.

Vậy, ông có thể giới thiệu một số nhà máy số đã sử dụng Danh mục Doanh nghiệp số của Siemens và đem lại hiệu quả cao?

Điển hình là nhà máy số Siemens Electronics Works (EWA) tại thành phố Amberg (Đức). Nhờ áp dụng nhiều giải pháp thuộc danh mục Doanh nghiệp số, EWA đã có thể hiện thực hóa nhiều công nghệ của tương lai, từ việc sản lượng được tối ưu hóa cho đến các biện pháp an ninh đáng tin cậy.

Nhà máy số Siemens Electronics Works (EWA) tại thành phố Amberg (Đức)

Nhà máy EWA được thành lập vào năm 1989 và hiện sản xuất nhiều dòng sản phẩm, trong đó có bộ điều khiển lập trình Simatic. Mỗi năm, nhà máy sản xuất khoảng 17 triệu bộ Simatic, tương đương 1 bộ trong 1 giây. Bên cạnh đó, hơn 1.000 dòng sản phẩm được sản xuất tại nhà máy. Các sản phẩm này được sử dụng để điều khiển máy móc cũng như tự động hóa thiết bị sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm.

Không thể không nhắc đến Nhà máy số Thành Đô (SEWC) tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Hoạt động từ năm 2013, SEWC là nhà máy số đầu tiên của Siemens nằm ngoài lãnh thổ nước Đức. Là một ví dụ cụ thể của khái niệm “Công nghiệp 4.0”, nhà máy đã chứng tỏ làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng con đường số hóa với hơn 10.000 đối tác công nghiệp mỗi năm. Đây là nơi các doanh nghiệp ở Trung Quốc có thể đến tham quan và tìm hiểu cách thức để số hóa nhà máy của họ.

Nhà máy SEWC áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu trong các khâu như: Nghiên cứu và phát triển (R&D); sản xuất và chất lượng, tức là số hóa toàn bộ quy trình từ đặt hàng, tài chính, thiết kế sản phẩm đến sản xuất, giao vận và quản lý chất lượng. Đặc điểm nổi trội của nhà máy chính là ở đẳng cấp công nghệ. Hiện nay, cứ 2 giây là nhà máy lại hoàn thành một sản phẩm của Simatic PLC, Simatic HMI và các dòng máy tính công nghiệp. Từ khi thành lập năm 2013 đến nay, năng suất của nhà máy tăng khoảng 20% mỗi năm.

Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã gọi nhà máy số Thành Đô là “Ngọn Hải đăng của ngành sản xuất công nghiệp” và xếp hạng là 1 trong số 9 “Nhà máy có công nghệ tiên tiến nhất” trên thế giới.

Thưa ông, tại Việt Nam, Siemens đã làm gì để giúp các doanh nghiệp khai phá tiềm năng số hóa?

Tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng một số doanh nghiệp đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số như VinFast và Thaco.

Là nhà sản xuất ôtô đầu tiên tại Việt Nam, VinFast đã sản xuất thành công những chiếc xe đầu tiên trước thời hạn với sự trợ giúp của danh mục phần mềm và phần cứng tích hợp của Siemens. Toàn bộ chuỗi giá trị đã được tích hợp và số hóa nhờ vào gói giải pháp Doanh nghiệp số.

Đặc biệt, VinFast đã lựa chọn một bộ công cụ từ phần mềm quản lý dòng đời sản phẩm (PLM) của Siemens để giúp thực hiện kế hoạch thiết kế ôtô và các phương tiện vận tải thế hệ mới. Siemens đã cung cấp giải pháp số hóa trên suốt chuỗi giá trị của nhà sản xuất thiết bị gốc ôtô, cho phép VinFast đạt được mục tiêu đã đề ra: Xây dựng thương hiệu xe ôtô đầu tiên của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất và công nghiệp tại quốc gia này.

Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) là nhà sản xuất lắp ráp và phân phối ôtô vững mạnh tại Việt Nam và là một khách hàng thân thiết của Siemens trong nhiều năm qua. Thaco đã sử dụng phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm Siemens PLM Teamcenter, phần mềm thiết kế gia công NX CAD/CAM, hệ phần mềm mô phỏng Siemens Simcenter 1D và 3D cùng giải pháp kiểm định sản phẩm Siemens LMS Test cho nhà máy cũng như cho trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty.

Sự hợp tác giữa Cosmos và Vietbay, một đối tác Phần mềm công nghiệp số của Siemens đã dẫn đến việc triển khai các giải pháp phần mềm NX ™. Nhờ sử dụng NX, Cosmos đã số hóa hoàn toàn quy trình sản xuất linh kiện, từ các mô hình CAD đến thành phẩm. Giải pháp CAD/CAM tích hợp đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lên 50%, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí.

Tại Siemens, chúng tôi nhận rõ rằng mỗi công ty đều có những nhu cầu và yêu cầu đặc thù rất cần phải được tiếp nhận và xử lý theo một cách riêng. Vì vậy, danh mục Doanh nghiệp số được thiết kế để phù hợp với nhu cầu cá nhân của các ngành công nghiệp khác nhau.

Xin cảm ơn ông!

Hương Thu

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp