Chủ nhật 29/12/2024 23:07

Shiki Hải Lĩnh Park Thanh Hóa: 5 năm 4 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Shiki Hải Lĩnh Park. Đây là lần thứ 4 dự án được điều chỉnh sau 5 năm phê duyệt.

“Chóng mặt” về điều chỉnh chủ trương đầu tư

Được biết, ngày 11/9/2017 UBND tỉnh Thanh Hóaban hành Quyết định số 3403/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Tiên Sa tại phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn. Theo quyết định, dự án có diện tích khoảng 17,6ha, với quy mô vốn đầu tư khoảng 360 tỷ đồng.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khởi công và hoàn thành từ quý 1/2018 - quý 1/2019. Giai đoạn 2 khởi công và xây dựng từ quý 3/2019 - quý 3/2020.

Những tưởng, sau khi được cấp chủ trưởng đầu tư, chủ đầu tư sớm triển khai và đưa dự án sử dụng. Nhưng, ngày sau đó dự án lại liên tục được UBND tỉnh Thanh Hóa điểu chỉnh chủ trương đầu tư.

Phối cảnh dự án Shiki Hải Lĩnh Park Thanh Hóa liên tục được điều chỉnh chủ trương đầu tư

Cụ thể ngày 30/10/2019, dự án này được điều chỉnh theo Quyết định số 4455/QĐ-UBND, đến ngày 10/7/2020 dự án được điều chỉnh theo Quyết định số 2708/QĐ-UBND. Tiếp đến, ngày 20/12/2021 Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh dự án này theo Quyết định số 5246/QĐUBND.

Mới đây, ngày 7/4/2022 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành Quyết định số 1192 /QĐ-UBND về việc điểu chỉnh chủ trương đầu tư dự án này.

Theo đó, nội dung điều chỉnh gồm: “Quy mô dự án: Giai đoạn 01 (Diện tích xin thuê khoảng 150.000 m2), bao gồm các hạng mục công trình: Đất du lịch nghỉ dưỡng cao tầng khoảng 1.551 m2, 02 công trình khách sạn 5 sao (mật độ tối đa 60%, tầng cao tối đa 12 tầng); đất khách sạn mini khoảng 2.943 m2, khoảng 24 căn minihotel (mật độ tối đa 90%, tầng cao tối đa 7 tầng); đất nghỉ dưỡng thấp tầng khoảng 60.000 m2, khoảng 250 căn Village (mật độ tối đa 55%, tầng cao tối đa 4 tầng); đất công trình dịch vụ khác khoảng 3.332 m2 (mật độ tối đa 40%, tầng cao tối đa 3 tầng); đất cây xanh, vườn hoa và đất công trình hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, đường giao thông... khoảng 87.174 m2. Tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 02 (Diện tích xin thuê khoảng 26.559 m2), để đầu tư xây dựng các công trình còn lại: Đất khách sạn mini khoảng 3.922 m2, khoảng 29 căn minihotel (mật độ tối đa 90%, tầng cao tối đa 7 tầng); đất nghỉ dưỡng thấp tầng khoảng 13.854,83 m2, khoảng 101 căn Village (mật độ tối đa 70%, tầng cao tối đa 4 tầng); đất cây xanh, vườn hoa và đất công trình hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, đường giao thông... khoảng 8.782,17 m2. Đảm bảo kết nối hạ tầng, bàn giao công trình đi vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư khoảng 453,5 tỷ đồng.”

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên khoảng tel:1.453.528.789.000 đồng. Trong đó: Vốn tự có của Công ty là: tel:290.705.757.800 đồng, chiếm tỷ lệ 20%; Vốn vay và huy động hợp pháp khác là: tel:1.162.823.031.200 đồng, chiếm tỷ lệ 80%.”

Như vậy, kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trung bình mối năm dự án này được UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh 1 lần?

“Chân dung” chủ đầu tư

Về nhà đầu tư, Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam được biết có có trụ sở chính tại Nghi Son Hotel, tổ dân phố Bắc Hải, phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty được được thành lập ngày 27/2/2017, ở thời điểm đó, bà Lê Thị Khuyên (sinh năm 1971 – Hà Nội) là người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc công ty.

Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam trước đây có vốn điều lệ 240 tỷ đồng, với 3 thành viên sáng lập gồm: Lê Thị Khuyên (10%) tại địa chỉ Tổ 6, cụm 2, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, Nguyễn Lê Đan Linh (50,216%) và Nguyên Lê Thảo Linh (39,784%) đều có địa chỉ tại Lô 03, Quán Giò, phương Trường Thi, Thành phố Thanh Hóa.

2 Thành viên sáng lập Nguyễn Lê Đan Linh và Nguyên Lê Thảo Linh đều có địa chỉ tại Lô 03, Quán Giò, phương Trường Thi, Thành phố Thanh Hóa.

Đầu năm 2022, Nghi Sơn Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 340 tỷ, tỷ lệ cổ phần các cổ đông vẫn giữ nguyên. Ngày 22/4/2022 Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam tiếp tục có sự thay đổi về thành viên góp vốn, bao gồm: Nguyễn Văn Ngọc (15,054%), Nguyễn Văn Đình (15,054%), Lê Thị Khuyên (39,784%), Bùi Phương Huyền (30,108%) vốn điều lệ không thay đổi.

Người đại diện trước pháp luật sau khi thay đổi thành viên góp vốn là bà Bùi Phương Huyền sinh năm 1981, có địa chỉ tại 27 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nôi.

Trở lại dự án Khu du lịch Tiên Sa tại phường Hải Lĩnh, như đã nêu trên, dự án được phê duyệt Chủ trương đầu tư lần đầu ngày 11/9/2017. Doanh nghiệp lựa chọn làm chủ đầu tư được thành lập ngày 27/2/2017. Có thể thấy sau 7 tháng thành lập Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt làm chủ đầu tư dự án này.

Thêm nữa, về thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam hoàn toàn là các cá nhân. Như vậy, về kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, cũng như tài liệu chứng minh tài chính của chủ đầu tư này gần như bằng không.

Vậy, dự án Shiki Hải Lĩnh Park Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa kêu gọi, thẩm định, phê duyệt như thế nào? Những yêu cầu nào về năng lực chủ đầu tư được UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tại dự án này? Báo Công Thương điện tử tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc?

Trọng Nghĩa – Lê Hằng
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?