Chủ nhật 24/11/2024 12:28

Sẽ có 26.000 bản sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2018

Lễ hội Đường sách Tết Mậu Tuất 2018 tại TP Hồ Chí Minh sẽ trưng bày, giới thiệu khoảng 26.000 bản sách, diễn ra từ ngày 13 - 19/2 tại 3 trục đường chính là Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi và Ngô Đức Kế.

Ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP Hồ Chí Minh, cho biết với chủ đề “Ươm mầm trí thức - Khát vọng vươn cao”, Lễ hội Đường sách Tết Mậu Tuất 2018 chia làm 4 chủ đề chính là Ươm mầm tri thức, Hào khí phương Nam - Thành phố phát triển, Khát vọng vươn cao và Biển đảo thiêng liêng.

Phối cảnh đường sách Tết 2018 với nhiều khu vực dành cho các em thiếu nhi vui Tết

Với chủ đề “Ươm mầm tri thức”, ban tổ chức sẽ sử dụng hình ảnh chủ đạo là vườn ươm chồi non đang vươn lên mạnh mẽ đầy sức sống. Đây là không gian gần gũi và sáng tạo dành cho lớp trẻ thỏa sức đam mê đọc sách cùng những hoạt động vui chơi dành cho thiếu nhi như múa rối, trò chơi dân gian... Đặc biệt, khách tham quan có dịp giao lưu với các tác giả trong chuyên đề “100 quyển sách thanh, thiếu niên thành phố cần đọc”.

Đến với chủ đề “Hào khí phương Nam - Thành phố phát triển” sẽ triển lãm, trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu tư liệu về “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”; trưng bày, giới thiệu về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh 320 năm. Tại chủ đề này, ban tổ chức sẽ triển lãm Báo Xuân 2018. Điểm mới trong thiết kế ở chủ đề này là công trình “cây tri thức” nhìn khá bắt mắt và độc đáo.

Điểm nhấn của lễ hội năm nay là chủ đề “Khát vọng vươn cao” - trình bày về sách điện tử. Tại đây bạn đọc yêu công nghệ có thể tìm hiểu về sách điện tử với thiết kế theo phong cách hiện đại, thể hiện hình ảnh thành phố 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.

Ở chủ đề “Biển đảo thiêng liêng”, ban tổ chức sẽ giới thiệu với khách tham quan, độc giả những hình ảnh, bản đồ mới về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chủ đề này cũng có hình ảnh, sách, bản đồ về Hoàng Sa - Trường Sa.

Lễ hội năm nay có 12 đơn vị tham gia với kinh phí tổ chức hoàn toàn xã hội hóa. Lễ hội diễn ra từ ngày 13/2 (ngày 28 âm lịch) đến ngày 19/2 (mùng 4 Tết) tại 3 trục đường chính là Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi và Ngô Đức Kế.

Theo Báo Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long