Thứ sáu 08/11/2024 12:39

Sản xuất, xuất khẩu linh kiện ôtô: Mảnh ghép quan trọng

Gia tăng xuất khẩu phụ tùng ôtô là hướng đi trong năm 2014 được một số doanh nghiệp (DN) sản xuất ôtô Việt Nam quan tâm. Hoạt động này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn là cơ hội để các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đẩy mạnh sản xuất linh kiện là cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

 - Ít doanh nghiệp tham gia

Theo số liệu từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), tỷ lệ thu mua các nguyên liệu đầu vào và phụ tùng cho sản xuất (SX) ôtô mà Nhật Bản mua tại Việt Nam hiện chỉ đạt 28%, (tỷ lệ này ở Indonesia là 43%, Thái Lan là 53%, Trung Quốc là 61%). Vì thế, đẩy mạnh SX linh kiện phụ tùng không chỉ giúp DN chủ động giảm giá thành sản phẩm mà còn góp phần tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Nếu so với doanh số bán xe của các hãng thì nguồn thu từ xuất khẩu (XK) phụ tùng không phải lớn, thế nhưng hoạt động SX và XK linh kiện sẽ giúp ngành công nghiệp ôtô trong nước dần phát triển, tạo điều kiện để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, trong số hàng chục DN SX lắp ráp ôtô tại Việt Nam chỉ có một số ít đi theo con đường này. Đơn cử như Công ty Toyota Việt Nam (TMV), trong năm 2013 giá trị kim ngạch XK phụ tùng của TMV đạt trên 39,2 triệu USD trong tổng giá trị kim ngạch XK tích lũy trên 246 triệu USD, sau hơn 9 năm Trung tâm XK phụ tùng ôtô Toyota đi vào hoạt động; sản phẩm XK chủ yếu của TMV là ăng ten, van điều hòa khí xả, và bàn đạp chân ga.

Khi sản xuất phụ tùng thì ý nghĩa lớn nhất là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, giúp các DN có thể đầu tư chuyên sâu theo thế mạnh để cung cấp phụ tùng cho nhau, đảm bảo duy trì được sản lượng.

Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) cũng tham gia hội nhập bằng việc SX và XK linh kiện, phụ tùng ôtô khi đầu tư xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp phụ tùng và công nghiệp hỗ trợ tại khu phức hợp Chu Lai- Quảng Nam. Với lợi thế là đối tác của các nhãn hiệu xe nổi tiếng như Mazda, Kia, Peuggio, những linh kiện, phụ tùng của Thaco sẽ có cơ hội nhiều hơn khi tham gia vào chuỗi SX, cung ứng linh kiện toàn cầu của các hãng xe này.

Tăng sản lượng và mở rộng thị trường

Được biết, các linh kiện “Made in Việt Nam” của Toyota Việt Nam đã được XK sang hệ thống Toyota toàn cầu ở 13 nước, bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Malaysia, Ấn Độ, Achentina, Nam Phi, Venezuela, Pakistan, Đài Loan, Brazil, Ai Cập và Kazakstan. Hiện Thaco đang XK sang Malaysia các linh kiện như cản trước, ghế ngồi, cụm dây điện, một số chi tiết nhựa… cho những mẫu xe Kia; XK áo ghế, thùng xe và một số linh kiện cho xe thương mại, xe tải sang Hàn Quốc hay sắp XK những linh kiện đầu tiên của xe Kia K3 vào thị trường Nga. Do tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng của Kia nên tùy thuộc vào năng lực sản xuất của hãng ở các thị trường, hoạt động XK phụ tùng của Thaco sẽ có mức tăng trưởng phù hợp. Ví dụ: Malaysia dự kiến SX 700 xe K3/tháng thì Thaco sẽ xuất được 700 bộ ghế, 700 bộ dây điện… Thaco cũng đang SX mẫu kính để Kia mở rộng hơn nữa danh mục linh kiện phụ tùng XK của mình. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ sức bền để tham gia. Bên cạnh việc đàm phán để chuyển giao công nghệ, DN phải có dây chuyền SX phù hợp và quy trình quản trị chất lượng; SX mẫu để đối tác đánh giá, một số phụ tùng dùng cho linh kiện phải nhập khẩu. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco - khẳng định: “Càng đi sâu vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ càng khó khăn nên đòi hỏi phải có sản lượng lớn thì mới phát triển ổn định”.

Duy Minh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất