Thứ năm 14/11/2024 08:26

Sản xuất xi măng bằng công nghệ hiện đại

Những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, thiết bị công nghệ sản xuất ngang tầm với mức tiên tiến trung bình của thế giới, một số đạt trình độ hiện đại.

Đánh giá về ngành sản xuất xi măng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) - cho biết, Việt Nam đang xếp thứ 5 trên thế giới về năng lực sản xuất, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga. Trong vòng 10 năm, kể từ 2009, năng lực sản xuất xi măng tăng hơn 2 lần (từ 45,5 triệu tấn/năm lên khoảng gần 100 triệu tấn/năm), đưa Việt Nam từ nước phải nhập xi măng và clinker trở thành nước xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất thế giới với hơn 30 triệu tấn vào năm 2018, gấp đôi Thái Lan là nước đứng thứ 2.

Nhiều dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu

Đáng chú ý, về công nghệ sản xuất, tất cả các dây chuyền xi măng (84 dây chuyền) ở Việt Nam đều sản xuất theo phương pháp khô, lò quay, tháp trao đổi nhiệt cyclon. Các dự án đầu tư sau năm 2011 đều sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, có những dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành với công suất lớn (từ 4,5-5 triệu tấn xi măng/năm) và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới như: Dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Công Thanh; dây chuyền 2 và dây chuyền 3 (đang đầu tư) của Nhà máy xi măng Xuân Thành.

Bên cạnh đó, tất cả dây chuyền xi măng lò đứng đã dừng sản xuất clinker theo quy định tại Quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nhà máy xi măng đã và đang đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động, kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật về môi trường. Công tác bảo vệ môi trường, xử lý các loại rác thải, chất thải đang được Chính phủ và cộng đồng rất quan tâm.

Nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ, doanh nghiệp đã đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện. Việc tự túc một phần sản lượng điện góp phần giảm thiểu tác động của thiếu điện. Bên cạnh đó, nhiều dự án tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất; rác thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường.

Nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ, các loại xi măng sản xuất ở nước ta hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); tiêu chuẩn châu Âu (EN), tiêu chuẩn của các nước như Hoa Kỳ (ASTM), Nhật Bản (JIS), Trung Quốc (GB)... Các tiêu chuẩn Việt Nam thường xuyên được cập nhật, bổ sung và ngày càng tương đồng với tiêu chuẩn xi măng của các nước phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiệp cũng cho biết, hiện nay còn 29 dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 0,25 - 0,65 triệu tấn/năm. Đây là những dây chuyền đã đầu tư từ lâu, có công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao nhiên liệu lớn, tạo ra sản phẩm có giá thành cao, sức cạnh tranh thấp. Do đó, thời gian tới cần có lộ trình để nâng cấp, cải tạo 29 dây chuyền này nhằm tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh; đồng thời đầu tư những dây chuyền có quy mô công suất lớn, công nghệ hiện đại, tự động hóa và cơ giới hóa cao, tiêu hao ít nhiên liệu, bảo vệ môi trường.

Theo TS. Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam: Đến năm 2030, đặc biệt đến năm 2045 phải phát triển công nghiệp xi măng đạt trình độ tiên tiến thế giới theo tiêu chí phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Theo đó, đầu tư phát triển xi măng theo hai hướng: Cải tạo nâng cấp dây chuyền hiện có, đầu tư có kiểm soát các dây chuyền mới theo công nghệ cao...
Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái