Thứ sáu 16/05/2025 00:52

Sản xuất nước giặt giả thương hiệu OMO rồi bán trên Shopee

Công an vừa đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất nước giặt giả thương OMO và các loại nước rửa bát giả rồi bán trên sàn thương mại Shopee.

Ngày 9/8/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Vĩnh Lộc vừa phối hợp với Công an các xã Tế Nông, Tân Phúc, huyện Nông Cống đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất, phân phối, bán các loại sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO và các loại nước rửa bát giả trên sàn thương mại Shopee, thu giữ số lượng lớn hàng giả cùng toàn bộ số trang thiết bị, máy móc dùng để sản xuất hàng giả.

Các công đoạn chế biến hàng giả thương hiệu nhãn hàng OMO và sản phẩm là các thùng hàng chuẩn bị tuồn ra thị trường. (Ảnh: Đình Hợp)

Cụ thể, qua công tác nắm tình hình và điều tra xác minh, Công an huyện Vĩnh Lộc đã phát hiện trên sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam có đối tượng nghi vấn mua bán hàng giả thương hiệu của nhãn hàng OMO nên đã báo cáo Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh cho xác lập chuyên án để đấu tranh.

Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Công an huyện Vĩnh Lộc đã tập trung lực lượng rà soát, thu thập tài liệu chứng cứ để triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh triệt phá. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và tinh thần khẩn trương tấn công trấn áp tội phạm, ngày 8/8/2024, Ban Chuyên án đã phân công 2 tổ công tác gồm nhiều trinh sát, điều tra viên dày dặn kinh nghiệm đồng loạt đột kích vào Tổng kho Đông Hưng, có địa chỉ tại thôn Đông Hưng, xã Tế Nông, huyện Nông Cống do Lê Tuấn Thành (sinh năm 1995) ở cùng địa chỉ và cơ sở sản xuất do Lê Hạ Tuấn (sinh năm 1995) ở thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống làm chủ.

Hàng trăm kg bao bì chuẩn bị được đóng gói mà Ban Chuyên án thu giữ tại cơ sở sản xuất của Lê Hạ Tuấn. (Ảnh: Đình Hợp)

Tại Tổng kho Đông Hưng, Tổ công tác đã thu giữ 182 thùng nước giặt giả thương hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi, loại 3,6 kg/túi); 16 thùng nước giặt giả thương hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 2kg/túi); 1 máy vi tính, 1 máy tạo đơn hàng; 110kg thùng bìa các tông không có nhãn mác.

Tại cơ sở sản xuất của Lê Hạ Tuấn, tổ công tác đã thu giữ 283 thùng nước giặt giả nhãn hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 3,6 kg/túi); 150 thùng nước giặt giả nhãn hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 2kg/túi); 2 bình chiết xuất; 6 bì (tổng trọng lượng 160kg) vỏ bao nước giặt in hình giả thương hiệu nhãn hàng OMO; 1 thùng chứa nắp đóng túi sản phẩm; 540kg thùng bìa các tông in nhãn hiệu OMO; 1 máy trộn; 20 bao hóa chất và muối lạnh; khoảng 600 lít nước giặt thành phẩm chưa kịp đóng chai; 47 thùng nước rửa chén, bát giả nhãn hiệu Sunlight.

Bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Lộc đã điều tra làm rõ và xác định: Lê Hạ Tuấn là đối tượng sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nhãn hàng OMO nói trên. Dưới vỏ bọc là cơ sở sản xuất giấy vệ sinh được cấp phép hoạt động, đối tượng này đã biến xưởng sản xuất giấy của mình thành nhiều phòng để chứa nguyên liệu, máy móc pha chế, san chiết các loại hàng hóa giả thương hiệu nhãn hàng OMO.

Để thực hiện hành vi phạm tội của mình, Tuấn đã tự học cách chế biến trên kênh YouTube, sau đó mua các loại hoá chất trên mạng xã hội rồi thuê nhân công tự pha chế, đồng thời thuê in ấn bao bì giả thương hiệu nhãn hàng OMO để san chiết, đóng gói cung cấp cho các đối tượng chuyên bán hàng qua mạng.

Hàng trăm kg bao bì chuẩn bị được đóng gói mà Ban Chuyên án thu giữ tại cơ sở sản xuất của Lê Hạ Tuấn. (Ảnh: Đình Hợp)

Riêng với Lê Tuấn Thành là đối tượng đã mua các sản phẩm nước giặt của Lê Hạ Tuấn sau đó đăng trên sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam, livestream trên mạng xã hội với những lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn, những chiêu hạ giá “sập sàn” để quảng cáo, giới thiệu và bán sản phẩm khắp cả nước. Khi có khách hàng có nhu cầu đặt mua, đối tượng này sẽ thực hiện việc giao nhận tiền và hàng hóa qua hệ thống shipper hoặc các công ty chuyển phát nhanh.

Theo ước tính, với phương thức này, hàng tháng các đối tượng đã bán trên 4.000 sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO, tương đương giá trị hàng thật khoảng 1 tỉ đồng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Lộc đang tạm giữ hình sự đối với Lê Hạ Tuấn và Lê Tuấn Thành cùng một số đối tượng khác có liên quan để tiếp tục điều tra, mở rộng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Shopee

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh viên bị 'thao túng tâm lý' lừa mất gần 3 tỷ đồng

Cần Thơ: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025