Thứ tư 01/01/2025 11:11

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Kháu Vài Lèng là sản phẩm được sản xuất tại Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh (ở thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang).

Đây là bài thuốc điều trị sinh lý nam giới do ông Mạc Văn Minh, Chủ nhiệm Hợp tác xã nghiên cứu và sản xuất, đã được Sở Y tế tỉnh Hà Giang cấp phép, có quyền sở hữu trí tuệ, được công nhận là sản phẩm OCOP.

Sản phẩm Kháu Vài Lèng được Sở Y tế tỉnh Hà Giang cấp chứng nhận là bài thuốc gia truyền

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Mạc Văn Minh cho biết, bài thuốc có 7 vị, trong đó củ cây Kháu Vài Lèng là vị chính.

Sản phẩm được bán trực tiếp tại hợp tác xã ở Hà Giang và trên website chính thức là khauvaileng.vn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, bài thuốc này đang bị đối tượng xấu làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, trên mạng xã hội Facebook, xuất hiện hàng chục fanpage sử dụng hình ảnh của ông Minh cùng những người nổi tiếng để chạy quảng cáo sản phẩm Kháu Vài Lèng.

"Những fanpage này còn để số điện thoại liên hệ, tuy nhiên khi tôi gọi đến số này thì đã bị chặn. Một số khách hàng phản ánh sau khi mua sản phẩm tại fanpage này gọi điện để đổi hàng thì đã nhận được những câu lăng mạ", ông Minh chia sẻ.

Cảnh báo sản phẩm Kháu Vài Lèng giả mạo được rao bán trên Facebook. (Ảnh: NVCC)

Tương tự, khi gõ từ khóa “Kháu Vài Lèng" trên sàn thương mại điện tử Shopee, có hàng chục gian hàng đang bán sản phẩm này. Trong đó, gian hàng có tên "Đông Trùng Hạ Thảo - Huy Cương" (địa chỉ ở Lai Châu) đã có tới hơn 1.000 lượt mua sản phẩm Kháu Vài Lèng. Gian hàng có tên "Đặc Sản Tây Bắc - Thảo Nguyên" (địa chỉ ở Hà Nội) cũng tới hơn 700 lượt mua hàng.

"Đây đều là các sản phẩm giả mạo, làm giả, làm nhái sản phẩm của Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh để trục lợi, lừa dối khách hàng", ông Minh nói và khẳng định không chạy quảng cáo trên mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử để bán hàng cho đến thời điểm này.

Sản phẩm Kháu Vài Lèng của Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh bị giả mạo bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử. (Ảnh: NVCC)

Theo ông Minh, hơn một năm nay, khi bị các đối tượng, cá nhân, hội nhóm mạo danh trục lợi đã khiến doanh thu của hợp tác xã sụt giảm rất nhiều.

Sau khi nhận được các phản ánh từ khách hàng, ông Minh cũng đã liên tục đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội nhằm cảnh báo người mua tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ.

Hiện, ông Minh đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng và Hội Đông y tỉnh Hà Giang; đồng thời gửi khiếu nại lên các sàn thương mại điện tử.

"Sản phẩm Kháu Vài Lèng của Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh đang tạo ra công ăn việc làm, tạo sinh kế cho bà con, song doanh thu giảm khiến đời sống của công nhân viên rất khó khăn. Do đó, chúng tôi mong muốn và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng", ông Minh bày tỏ.

Để không bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ông Mạc Văn Minh khuyến cáo người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ. Khách hàng có thể gọi đến số điện thoại trên trang web chính thức khauvaileng.vn, gặp trực tiếp Chủ nhiệm hợp tác xã Mạc Văn Minh để tư vấn.

Trước đó, vào cuối năm 2023, lực lượng chức năng tỉnh Lai Châu đã xử lý một trường hợp bán thuốc Kháu Vài Lèng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xử tại một cửa hàng ở huyện Đông Phong.

Chủ cửa hàng cho biết, do nhu cầu thị trường, có người hỏi, nên đã nhập sản phẩm rao bán trên mạng xã hội như Zalo, Facebook mà không biết sản phẩm này có quyền sở hữu trí tuệ.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản chủ cửa hàng này và tạm giữ các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Hoạt động thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực

Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm

Hà Tĩnh: Tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật

Phú Thọ: Tạm giữ trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm