Chủ nhật 17/11/2024 01:21

Sản phẩm chăn nuôi: Áp lực từ hàng ngoại

Trong khi ngành chăn nuôi Việt Nam đang tìm cách tiếp cận thị trường nước ngoài thì nhiều doanh nghiệp (DN) lớn ngành thực phẩm nước ngoài đang tìm cách thâm nhập thị trường nội địa với việc cạnh tranh bằng các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP).

Thực phẩm Việt khó vươn xa

Hướng đến thị trường xuất khẩu (XK) đang là giải pháp ngành chăn nuôi đặt ra. Hiện đang có nhiều công ty, tập đoàn đầu tư vào chăn nuôi như Masan, Phú Gia, Mavin… nhưng chỉ một vài đơn vị có được sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3087 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát. Dù vậy, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông - lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - thừa nhận, hiện nay chất lượng thịt, nhất là thịt lợn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó vươn xa.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, giá trị XK sản phẩm chăn nuôi 11 tháng năm 2018 ước đạt 508 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các sản phẩm từ gia cầm tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2017 thì giá trị XK các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt lần lượt là 2,76 triệu USD và 36,8 triệu USD, giảm 50,5% và giảm 47,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Giai đoạn 2011-2017, sản xuất thịt bò ở Việt Nam chỉ tăng 6,3%, nhưng tiêu thụ tăng 28,6%

Sức ép cạnh tranh trong nước

Trong khi XK nhiều sản phẩm ngành chăn nuôi sụt giảm, thì ngay tại thị trường nội địa, sản phẩm thịt lợn, thịt bò của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp khi ngày một nhiều nhà sản xuất thịt thế giới đã nhắm phủ kín các phân khúc thị trường tiêu thụ thịt của Việt Nam.

Cuối tháng 11/2018, các nhà sản xuất và XK thịt bò Tây Ban Nha đã có những hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm đầu tiên. Ông José Ramón Godoy - Trưởng ban quốc tế - Tổ chức Liên hiệp Nông nghiệp Thực phẩm của ngành công nghiệp thịt bò Tây Ban Nha (Provacuno) - chia sẻ: Việt Nam với gần 100 triệu người, dân số trẻ, sức mua càng ngày càng tăng vì người dân thích ăn nhiều thịt. Giai đoạn 2011-2017, sản xuất thịt bò ở Việt Nam chỉ tăng 6,3%, nhưng tiêu thụ tăng 28,6%. Sản lượng tiêu thụ thịt heo tại Việt Nam hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020 dự kiến con số này sẽ là 39 kg. Điều này cho thấy, đây là thị trường tiềm năng.

Ông José Ramón Godoy cho hay, một chiến dịch quảng bá đã được phía Tây Ban Nha xây dựng trong 3 năm với các hoạt động quảng bá sản phẩm tới các nhà nhập khẩu, kênh phân phối, hệ thống các nhà hàng, khách sạn của Việt Nam. Thậm chí, các nhà XK đã chuẩn bị 4 xưởng sơ chế cho chiến dịch này.

Theo ông Michael Patching - Giám đốc dịch vụ khu vực châu Á - Thái Bình Dương Hiệp hội Thịt và Gia súc Úc (MLA) - Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà XK bò trên thế giới, giá cả không còn là yếu tố quá quan trọng. Bằng chứng là thịt trâu Ấn Độ nhập khẩu có xu hướng giảm, trong khi bò nhập khẩu từ Mỹ và Úc đang tăng.

Sắp tới khi Việt Nam tham gia các FTA thì thuế nhập khẩu sẽ giảm dần, khi đó giá thịt ngoại còn rẻ nữa, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nữa. Trước "cuộc chiến" này, Bộ NN&PTNT đang hoàn tất các thủ tục để sớm ký một văn kiện hợp tác với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) triển khai các ứng dụng kỹ thuật liên quan đến cấp chứng chỉ OIE, phát triển vùng cơ sở an toàn dịch bệnh…

Việc Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi được kỳ vọng sẽ giúp ngành chăn nuôi thời gian tới phát triển theo hướng nền chăn nuôi công nghiệp, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn để XK.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang