Thứ ba 05/11/2024 23:18

Sắc xuân Mộc Châu

Mùa xuân, Mộc Châu đẹp như miền cổ tích với thung lũng hoa mận nở trắng xóa, cải trắng như bông bạt ngàn, những vườn đào nở hoa sắc thắm khắp các triền đồi. Trong ánh nắng lấp lánh của mùa xuân, bước chân của những cô gái mông xúng xính váy hoa trong bản làng khiến cho bao du khách phương xa không khỏi xốn xang.

Cho đến nay, Mộc Châu vẫn là điểm đến không ngừng hấp dẫn du khách gần xa bởi vẻ đẹp của mảnh đất cửa ngõ, vùng thảo nguyên trù phú của tỉnh Sơn La.

Mộc Châu - vốn là vùng đất được ban tặng nhiều thế mạnh để phát triển du lịch của tỉnh Sơn La. Trong đó, nhờ địa chất và địa hình Mộc Châu có hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu đặc thù mát mẻ của thảo nguyên cùng một vùng hồ thủy điện và sông Ðà có thể tổ chức tốt các tour du lịch sinh thái khám phá, mạo hiểm.

Đến Mộc Châu, du khách thỏa sức phóng tầm mắt ngắm nhìn cao nguyên rộng bao la hơn 50.000 ha, với những đồng cỏ xanh mướt, đồi chè bạt ngàn, những rừng mơ, mận, đào trải dài cả sườn núi, đồi.

Vè đẹp của du lịch Mộc Châu

Nơi đây cũng là địa chỉ có khá nhiều danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, như: Chợ nổi trên sông Đà, Hang Dơi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng quốc gia và động Sơn Mộc Hương, đồi thông Bản Áng, thác Dải Yếm, Ngũ động bản Ôn, khu bảo tồn quốc gia Xuân Nha, đỉnh Phiêng Luông cao 1.500m.

Đặc biệt, với khí hậu trong lành, mát mẻ, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, Mộc Châu có nhiều sản vật phong phú từ thiên nhiên, đã và đang được phát triển thành các sản phẩm du lịch như: Sữa, chè, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao; các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới như mận hậu, bơ, đào, hồng giòn... hiện nay không chỉ là sản phẩm nông nghiệp đơn thuần, mà đã và đang trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng để mỗi khi vào vụ, khách du lịch lại tìm mua sản phẩm và đến với Mộc Châu.

Vườn hồng trĩu quả hút khách du lịch của Mộc Châu

Một trong những tài nguyên du lịch lớn nhất của Mộc Châu đó là sự đa dạng về bản sắc văn hóa của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang những đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch…

Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống của Mộc Châu còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hoá truyền thống đã và đang được khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: Bản Áng, xã Đông Sang; bản Dọi, xã Tân Lập; bản Vặt, xã Mường Sang,…

Nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của Mộc Châu vẫn được gìn giữ, bảo tồn

Cùng với danh lam thắng cảnh, nơi đây còn có nhiều suối nước nóng (Mường Khoa, Phu Mao, Bản Bó, Hua Păng...) và hội tụ nhiều loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Thái trắng, Mường, Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Mỗi dân tộc với tập quán ăn ở, sản xuất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và lễ hội.

Cảnh sắc thơ mộng của Mộc Châu vào mùa hoa cải níu chân du khách

Hiện nay, du lịch phát triển không chỉ là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương mà còn là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây tham gia, từng bước cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, việc sử dụng nguồn nhân lực từ chính các đồng bào dân tộc tại đây đã và đang góp phần mang bản sắc dân tộc thấm đậm hơn trong các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Du khách trải nghiệm dệt vải cùng bà con dân tộc thiểu số Mộc Châu

Cùng với nông nghiệp, Mộc Châu đang tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng liên doanh, phát triển du lịch; triển khai khuyến khích người dân sở tại xây dựng các sản phẩm quà tặng du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống ở bản... Với định hướng này, Mộc Châu kỳ vọng du lịch sẽ phát triển một cách bền vững, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách