Thứ bảy 28/12/2024 12:21

Rào cản lớn đối với cá da trơn Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) vừa chính thức thông báo quyết định triển khai Chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra, cá basa nhập khẩu (NK) vào Hoa Kỳ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016.
Xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn khi Chương trình giám sát cá da trơn có hiệu lực

Mốc thời gian có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn chuyển đổi 18 tháng đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Trong suốt thời gian này, FSIS sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở NK của Hoa Kỳ để giám định về chủng loại cá cũng như dư lượng hóa chất có trong các lô hàng cá NK thuộc họ Siluriformes. Đồng thời, trong 18 tháng, các nước muốn tiếp tục xuất khẩu (XK) các sản phẩm này vào Hoa Kỳ phải nộp hồ sơ để xem xét Tiêu chuẩn tương đồng. Những nước nộp đầy đủ hồ sơ chứng minh Tiêu chuẩn tương đồng đúng hạn 18 tháng sẽ được tiếp tục XK vào Hoa Kỳ trong khi FSIS tiến hành đánh giá một cách đầy đủ, bao gồm cả kiểm tra thực tế tại nơi nuôi trồng và sản xuất tại nước đó.

Đánh giá về động thái này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, đây là rào cản lớn khi tới đây, cá da trơn XK vào Hoa Kỳ phải được áp dụng điều kiện từ khâu nuôi, chọn giống... tương đương với Hoa Kỳ. Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, thông thường, rào cản này chỉ áp dụng đối với thịt gà hoặc bò, chứ không áp dụng với cá do cá được nuôi và đánh bắt trong tự nhiên. Hoa Kỳ áp dụng quy định này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư rất lớn ngay từ khâu nuôi cá, nếu không đầu tư kịp trong 18 tháng sẽ không thể đạt chứng nhận tương đương và đương nhiên sẽ không thể XK vào thị trường này.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chương trình ghi là áp dụng chung cho các nước nhưng thực tế áp đặt chủ yếu cho Việt Nam, do Việt Nam đang chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cá da trơn NK vào Hoa Kỳ. “Chương trình này đã vi phạm các quy định của WTO” - ông Hòe khẳng định.

Bởi vậy, đại diện VASEP kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng đưa vụ việc lên giải quyết tranh chấp tại WTO, nếu đưa muộn sẽ rất nguy hại. Ông Hòe phân tích: Một vụ kiện lên WTO đã mất 2-3 năm. “Nếu chờ hết 18 tháng mới xem có tương đồng được không rồi mới quyết định kiện, thì chúng ta sẽ mất thị trường. Lúc đó các sản phẩm thay thế từ các đối thủ khác. Như vậy, dù có thắng kiện đi nữa thì cũng rất khó để khôi phục thị phần.

Làm rõ hơn vấn đề này, ông Hòe dẫn chứng: Thái Lan mất 8 năm mà vẫn không xin được Chứng nhận tương đương. Vậy cá Việt Nam khó hoàn thành trong 18 tháng! Đặc biệt, đối với cá tra Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường dẫn dắt giúp ổn định giá và chất lượng trên sân chơi toàn cầu nên việc giữ thị trường này rất quan trọng.

Theo VASEP, Hoa Kỳ là thị trường XK cá tra số 1 của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyễn Phượng
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD