Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,5%

Trong báo cáo công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2021. Con số này cao hơn mức tăng trưởng 6% của toàn thế giới. Đồng thời, tổ chức tài chính này cũng dự đoán GDP Việt Nam sẽ đạt mức 7,2% vào năm 2022.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) của IMF, năm 2020, Việt Nam đã đạt kết quả kinh tế khả quan hơn so với nhiều quốc gia khác trong giai đoạn đại dịch nhờ nền tảng vững vàng, cũng như những giải pháp quyết liệt cả về kinh tế và y tế của Chính phủ. Kết thúc năm, GDP Việt Nam tăng 2,9%. Báo cáo này cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục đà phát triển trên, đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% và 7,2% lần lượt trong năm 2021 và 2022. Tổ chức này khuyến nghị rằng các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm nay nhằm bảo đảm phục hồi một cách bền vững và toàn diện.

IMF cũng dự báo nhóm 5 nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ phục hồi nhanh chóng sau những ảnh hưởng của đại dịch và đạt mức tăng trưởng GDP 4,9% trong năm 2021 và 6,1% trong năm 2022.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,5%

Quỹ tiền tệ cũng ước tính tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam sẽ giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021, sau đó tiếp tục giảm còn 2,4% trong năm 2022. Đây là những dấu hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam nếu so với mặt bằng chung của thế giới.

Cũng trong cuộc họp cùng 20 nền kinh tế lớn của thế giới (G20) và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7/4, IMF cho biết việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán ở mức 6%, cao hơn mức dự báo 5,5% hồi tháng 1, cho thấy viễn cảnh lạc quan hơn cho một số quốc gia phát triển, điển hình như Mỹ.

Báo cáo chỉ ra: "Sự phục hồi đa tốc độ đang diễn ra tại mọi khu vực, ở khắp các nhóm thu nhập. Tốc độ này phụ thuộc vào tốc độ tiêm phòng dịch, quy mô chính sách hỗ trợ kinh tế và các nhân tố trong nền kinh tế, điển hình như sự phụ thuộc vào du lịch".

Tuy nhiên, IMF cảnh báo các nền kinh tế tại những thị trường mới nổi đang tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến. Đại dịch đang đe dọa xóa đi nhiều năm nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.

IMF cho rằng các chính phủ nên tiếp tục tập trung vào "việc thoát khỏi khủng hoảng COVID-19" bằng cách cung cấp hỗ trợ tài khóa. Ở giai đoạn 2, các nhà quyết sách sẽ cần phải hạn chế những thiệt hại kinh tế dài hạn từ cuộc khủng hoảng và gia tăng đầu tư công, IMF nhận định.

Phát biểu tại sự kiện trên, tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các quốc gia giàu có hơn cùng chung tay, đảm bảo các nước thu nhập thấp có thể thực hiện chương trình tiêm chủng COVID-19 vì tương lai của toàn thế giới.

“Chúng ta không cách nào vượt qua đại dịch này nếu không đi cùng nhau”, bà nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số định chế tài chính lớn quốc tế cũng đưa ra những nhận định tích cực đối với kinh tế Việt Nam. Ngân hàng United Oversea Bank thì đưa ra dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt ở mức khá cao là 7,1%. Khối Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC cũng dự báo Việt Nam đạt tăng trưởng năm 2021 là 6,6%.

Một trong những phương án đang được cân nhắc là mở rộng quỹ dự trữ của IMF thông qua Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). SDR là một dạng tiền dự trữ quốc tế do IMF tạo ra, có vai trò bổ sung cho dự trữ tiền của các quốc gia thành viên.

Theo Hãng tin Reuters, các lãnh đạo tài chính của G20 sẽ ủng hộ kế hoạch tái phân bổ 650 tỉ USD thông qua SDR để hỗ trợ các nước chịu tác động nặng nhất từ COVID-19.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Xem thêm