GDP năm 2024 ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%).
Tăng năng lực chống chịu với cú sốc từ bên ngoài và giải pháp tăng trưởng GDP năm 2024 Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024 Tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 6,95%

Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Sáng 9/10, tiếp tục phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội nước ta khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt cùng một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép.

Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6 - 6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Khu vực nông, lâm, thủy sản duy trì đà tăng khá. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực quan trọng, dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng,cả năm ước tăng 7,0%; dự kiến cả năm có hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 43% so với cùng kỳ năm trước (tương đương với trước đại dịch Covid-19).

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng 4,04%; cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 01/7/2024. Tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến phù hợp với thị trường thế giới; có giải pháp kịp thời, quyết liệt, hiệu quả để ổn định thị trường vàng.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng mạnh, ước đạt 78,5% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ, ước cả năm tăng 10,1% so với dự toán. Trong khi đó, đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất từ đầu năm đến hết tháng 8 để hỗ trợ sản xuất kinh doanh là gần 90 nghìn tỷ đồng, dự kiến cả năm là khoảng 187 nghìn tỷ đồng.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tăng lần lượt 16,7%, 15,8% và 17,7% so với cùng kỳ; xuất siêu đạt khoảng 19,1 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục phục hồi; đầu tư tư nhân tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,8%). Thu hút FDI là điểm sáng; vốn FDI đăng ký đạt hơn 20,5tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8%, cao nhất từ năm 2021 đến nay. Các cân đối lớn được bảo đảm, nhất là an ninh năng lượng, an ninh lương thực; không để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu, bảo đảm đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Mở ra nhiều không gian phát triển mới

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được chỉ đạo quyết liệt, với tinh thần cải cách, đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 14 Luật, 23 Nghị quyết và cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024, đồng thời đã ban hành và chỉ đạo ban hành 121 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Ưu tiên thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 để tháo gỡ ngay những vướng mắc, điểm nghẽn ở tầm luật.

Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định, điều kiện kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Đề án 06 được chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao, đạt kết quả nổi bật, là điểm sáng trong chuyển đổi số. Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thực hiện quyết liệt trên phạm vi cả nước. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả.

Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, có bước đột phá rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực. Các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư.

Đến nay, đã hoàn thành, đưa vào khai thác hơn 2.021 km đường bộ cao tốc, mở ra nhiều không gian phát triển mới; đã phát động phong trào thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025; dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối với quy mô gần 1 tỷ USD được khánh thành sau hơn 6 tháng thi công thần tốc. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2024, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đã tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công theo tinh thần đột phá, cải cách; phát huy vai trò của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các đoàn công tác của Thành viên Chính phủ để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Đẩy nhanh tiến độ xử lý các doanh nghiệp yếu kém, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Nâng cao vai trò, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, điện, xăng dầu, lương thực, viễn thông…

Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Cụ thể, đã phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” và Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN về đầu tư vào Start-up; thứ 56 thế giới, thứ 5 khu vực Đông Nam Á và thứ 12 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Ngoài ra, quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe Nhân dân. Hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo, trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới, tôn giáo, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai... Đẩy mạnh phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, cai nghiện ma túy. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước cả năm dưới 4%, đạt mục tiêu đề ra.

Đã dành gần 700 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn lực để tăng mức lương cơ sở lên 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đồng thời điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 với mức cao nhất từ trước đến nay; điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp 6% trong năm 2024...

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động