Thứ sáu 22/11/2024 08:44

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc.

/chu-de/quy-tien-te-quoc-te.topic cho biết, rủi ro đối với kinh tế châu Á đã gia tăng do căng thẳng thương mại leo thang, khó khăn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và khả năng xảy ra thêm biến động trên thị trường.

Theo IMF, áp lực giảm giá kéo dài ở Trung Quốc có thể gây căng thẳng thương mại do ảnh hưởng đến các ngành có cấu trúc xuất khẩu tương tự ở các nước láng giềng. IMF cũng kêu gọi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế nhờ vào sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng.

IMF cho biết, trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á rằng: "Suy thoái kéo dài hơn dự kiến ở Trung Quốc sẽ gây hại cho cả khu vực và kinh tế toàn cầu".

Một dự án chung cư chưa hoàn thiện của China Evergrande Group tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

"Phản ứng chính sách của Trung Quốc rất quan trọng trong bối cảnh này" - IMF cho biết, đồng thời kêu gọi các biện pháp nhằm hỗ trợ điều chỉnh lĩnh vực bất động sản và tăng cường tiêu dùng tư nhân.

Trong dự báo mới nhất, IMF dự kiến kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% vào năm 2024 và 4,4% vào năm 2025, với chính sách tiền tệ nới lỏng trên toàn cầu được cho là sẽ thúc đẩy nhu cầu tư nhân vào năm tới.

Các dự báo cho năm 2024 và 2025 đều được IMF điều chỉnh tăng thêm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 5,0% của năm 2023.

IMF cho biết, các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế vì các biện pháp thắt chặt tiền tệ và căng thẳng địa chính trị có thể làm giảm nhu cầu toàn cầu, tăng chi phí thương mại và gây biến động thị trường.

Theo IMF, “một rủi ro nghiêm trọng là sự leo thang trong các biện pháp thuế quan trả đũa lẫn nhau giữa các đối tác thương mại lớn”, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự phân mảnh thương mại và gây tổn hại đến tăng trưởng trong khu vực.

Mặc dù tăng trưởng thấp, nợ cao và chiến tranh leo thang là những vấn đề chính thức trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tuần trước, nhưng các nhà lãnh đạo tài chính đã dành nhiều quan tâm cho các tác động tiềm tàng nếu Donald Trump trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11.

Các nhà phân tích cho biết ông Trump đã cam kết sẽ áp đặt mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này sẽ tác động mạnh đến chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Krishna Srinivasan, Giám đốc Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của IMF, phát biểu tại cuộc họp báo mới đây rằng: “Thuế quan, các rào cản phi thuế quan và các quy định về tỷ lệ nội địa không phải là giải pháp đúng đắn, vì chúng làm méo mó dòng chảy đầu tư thương mại và làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương”.

Ông nói: “Cuối cùng, những biện pháp như vậy sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng và nhà đầu tư phải trả các mức giá cao hơn”.

IMF cho biết, những biến động gần đây trên thị trường có thể là dấu hiệu báo trước những đợt bất ổn trong tương lai, khi các nhà đầu tư điều chỉnh giá cả dựa trên kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất lớn hơn và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ dần thực hiện các đợt tăng lãi suất.

Báo cáo cho biết: “Những thay đổi đột ngột trong kỳ vọng về các chính sách này có thể khiến tỷ giá hối đoái điều chỉnh mạnh mẽ, tác động lan tỏa đến các phân khúc khác của thị trường tài chính”.

IMF dự kiến, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,8% vào năm 2024, tăng 0,2 điểm so với dự báo đưa ra hồi tháng 4, nhưng vẫn chậm hơn mức tăng 5,2% của năm ngoái. Tăng trưởng của nước này dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại, đạt 4,5% vào năm 2025, theo thông tin từ IMF.

Mai Hương
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ