Thứ sáu 15/11/2024 18:17

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp

Ngày 9/5, UBND tỉnh Lâm Đồngcho biết, lễ công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh dự kiến được tổ chức trong tháng 5/2024. Tại hội nghị này, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ trình bày báo cáo quá trình xây dựng quy hoạch và những nội dung cốt lõi của quy hoạch tỉnh; đặc biệt lãnh đạo Chính phủ sẽ có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với tỉnh Lâm Đồng; đồng thời UBND tỉnh tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp: 07 dự án, với tổng số tiền dự kiến đầu tư là: 17.231,79 tỷ đồng.

Liên kết chặt chẽ vùng

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, Hội nghị Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh năm 2024 sẽ tập trung vào phương hướng phát triển các ngành quan trọng, bao gồm 03 lĩnh vực: Ngành nông, lâm, thủy sản; ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng.

Một góc trung tâm TP. Đà Lạt nhìn từ trên cao. (Ảnh: Lê Sơn)

Theo đó, phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng toàn diện và hiện đại, trở thành Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao tầm Quốc gia và Quốc tế; là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hàng hóa có giá trị cao trên thị trường Đông Nam Á. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng tỷ lệ xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc hữu.

Cụ thể, sẽ hình thành nhiều chuỗi giá trị nông sản gắn với sàn giao dịch điện tử thương mại quốc gia, quốc tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao gắn với công nghiệp chế biến và phát triển các chuỗi giá trị; hướng đến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: rau, hoa, tơ tằm, cà phê, chè, cây ăn quả, giống cây trồng nuôi cấy mô.

Phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, khép kín, ứng dụng công nghệ cao, chủ động phòng chống dịch bệnh; xác định bò sữa, bò thịt cao sản, lợn, gia cầm, tằm tiếp tục là các đối tượng vật nuôi chính, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ,…

Thứ hai, đối với ngành dịch vụ, phát triển thương mại trên cơ sở tăng cường liên kết kinh tế chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh, duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm. Lâm Đồng là trung tâm phân phối hàng nông sản và các mặt hàng có thế mạnh khác cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, sẽ đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với từng thị trường, từng ngành hàng, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, hình thành Trung tâm giao dịch hoa tại TP. Đà Lạt. Phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (alumin, tơ xe, lụa tơ tằm, sản phẩm may, áo len, cà phê, chè, hạt điều, rau quả, hoa tươi các loại) hướng đến các thị trường tiềm năng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Mỹ, Châu Âu và các nước Trung Đông.

Ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển các trung tâm thương mại - dịch vụ cấp vùng, gắn kết với không gian trung tâm các đô thị, TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc và Cảng hàng không Liên Khương. Ưu tiên xây dựng 02 trung tâm Logistics tại TP. Bảo Lộc và huyện Đức Trọng. Cải tạo và nâng cấp chợ truyền thống.

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Trở thành “Thiên đường xanh” vào năm 2030

Đối với ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế.

Tập trung đầu tư 06 nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp (gôn, đua ngựa, đua chó…); du lịch sinh thái - mạo hiểm; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hoá tâm linh; du lịch đô thị; du lịch sáng tạo.

Thứ ba, đối với ngành công nghiệp - xây dựng: Hình thành cụm ngành, cụm sản xuất trong một số ngành công nghiệp ưu tiên (chế biến khoáng sản, chế biến thực phẩm,…) tạo nền tảng và cở sở phát triển mạnh chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và hệ thống phân phối hàng hoá. Phát triển công nghiệp gắn kết với nông nghiệp, du lịch và khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng chọn lọc, có giá trị cao, thân thiện với môi trường.

Ưu tiên phát triển các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có vốn đầu tư lớn, nguồn thu nội địa cao, bảo đảm tiết kiệm nguồn lực trong phát triển công nghiệp. Tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm),…

Thúc đẩy phát triển các sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm (rau, quả, chè, cà phê, đồ uống,…) gắn với vùng nguyên liệu, phù hợp với tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tập trung thu hút các dự án chế biến nông sản thế mạnh của địa phương tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Các dự án ưu tiên đầu tư: Gồm 227 dự án, bao gồm các lĩnh vực: Giao thông vận tải (36 dự án); công nghiệp (11 dự án); văn hóa, thể thao và du lịch (34 dự án); y tế (36 dự án), giáo dục và đào tạo (6 dự án); thương mại, dịch vụ (20 dự án); khu dân cư, khu đô thị (62 dự án); phát triển nông nghiệp (12 dự án); bảo vệ môi trường (3 dự án); khai thác khoáng sản (4 dự án); khối hành chính (3 dự án).

Một số dự án trọng tâm, trọng điểm: Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối vàng; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương; Cao tốc Nha Trang - Liên Khương (CT.25); nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D thành cấp 4E; Tổ hợp nhà máy tuyển bauxit và chế biến Alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt; Khu đô thị Liên Khương Prenn; Khu đô thị phía Đông Đà Lạt; Khu đô thị phía Tây Đà Lạt; Khu công nghiệp Phú Bình; Cảng cạn tại huyện Đức Trọng và TP. Bảo Lộc.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đã bàn giao 97,7% mặt bằng

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Bắc Ninh có cán mốc tăng trưởng kinh tế 5-6% trong năm 2024?

Sập cầu Lũng Cáng, Hà Giang: Người dân mong cầu sớm thi công trở lại