Thứ tư 25/12/2024 22:15

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD người.

Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP. Hà Nội tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội thảo

Quy hoạch đã nêu ra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2010-2022, đồng thời chỉ ra 5 điểm nghẽn mà Thủ đô đang phải đối mặt, bao gồm: Thiếu thể chế vượt trội, Hà Nội có Luật Thủ đô nhưng vẫn phải xin cơ chế đặc thù bằng Nghị quyết 115; Hạ tầng thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị chưa phát triển; Ô nhiễm môi trường và các quy định về quản lý, khai thác các dòng sông chưa phù hợp đang làm mất lợi thế tự nhiên của Hà Nội; Quy hoạch đô thị chậm đổi mới, các quy chuẩn quy hoạch chưa theo kịp xu hướng hiện đại; Năng lực quản lý còn hạn chế, chưa có động lực để nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chưa tạo được những đột phá trong quản lý để mở đường cho phát triển.

Về định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội đưa ra 5 quan điểm phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan toả và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc, là hình mẫu lan toả cho phát triển cả nước.

Thứ hai, phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực và mục tiêu của phát triển dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khai thác tiềm năng nguồn lực văn hoá di sản thành động lực phát triển bền vững, Thủ đô văn hiến, thanh lịch.

Thứ ba, phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng; tôn trọng, kế thừa có chọn lọc các quy hoạch và thực tế phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử; đổi mới để theo kịp các xu thế phát triển tiên tiến, văn minh, hiện đại và hiệu quả.

Thứ tư, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, kết hợp khai thác hợp lý, có hiệu quả những lợi thế đặc thù của thiên nhiên thành các nguồn lực phát triển bền vững trên nguyên tắc thuận thiên và tuân thủ các quy luật thị trường.

Thứ năm, gắn các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn tuyệt đối của Thủ đô; mở rộng các hoạt động đối ngoại, tạo lập hình ảnh Thủ đô thanh bình và thân thiện, Thành phố toàn cầu.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh góp ý định hướng quy hoạch

Về tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành đại diện cho hình ảnh vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm Thủ đô các nước tiên tiến châu Á; Là thành phố toàn cầu, Xanh - Thông minh - Thanh bình - Thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến; GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người; tỷ lệ đô thị hóa từ 80-85%.

Để đạt được mục tiêu đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đưa ra 3 kịch bản kinh tế. Trong đó, ở kịch bản 1- kịch bản thuận lợi, tăng trưởng GRDP của Hà Nội sẽ đạt 9,5-10,0%; kịch bản 2- kịch bản nỗ lực tăng trưởng đạt 8,5-9,5%; kịch bản 3 - kịch bản cơ sở GRDP Hà Nội sẽ đạt 7,5-8,5%.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập trong bối cảnh đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rất rõ về định hướng phát triển của đất nước đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù tiến độ yêu cầu gấp (thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng), song Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô.

"Nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021- 2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, báo cáo quy hoạch của Hà Nội được tham vấn đông đảo và tập hợp được rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 13% GDP cả nước và hơn 40% GDP của khu vực Đồng bằng sông Hồng, nên yếu tố quan trọng là Hà Nội cần xác định được vị trí của mình đang ở đâu?

Liên quan đến những điểm nghẽn mà báo cáo quy hoạch nêu, TS Cao Viết Sinh cũng cho rằng, các điểm nghẽn này là đúng với tất cả các địa phương, nhưng chưa hẳn đúng với Thủ đô Hà Nội, theo đó cần phải chi tiết hơn. Điển hình như điểm nghẽn về hạ tầng, thì cần chỉ rõ nghẽn cái gì?.

Góp ý cho quy hoạch Thủ đô, ông Christopher Lewis Malone - Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á cho rằng: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra nhiều phân ngành, nhưng cần làm rõ đâu sẽ làm phân ngành Hà Nội thực sự cần quan tâm nhất? Liên quan đến sản xuất công nghiệp, ông Christopher Lewis Malone nêu quan điểm, các tỉnh quanh Hà Nội làm rất tốt điều này, vậy Hà Nội cần làm gì để tăng trưởng mạnh mẽ hơn?.

“Hiện Hà Nội có nguồn lực cả về không gian, con người để phát triển công nghiệp, tuy nhiên những ưu thế này chưa được tận dụng tốt, nếu được tận dụng sẽ mang lại ưu thế rất lớn cho Hà Nội” – ông Christopher Lewis Malone khẳng định.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: quản lý quy hoạch

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng