Chủ nhật 29/12/2024 07:53

Quy hoạch điện VIII mới nhất: Tăng cường chuyển dịch năng lượng trong phát triển nguồn điện, đáp ứng các cam kết của Việt Nam tại COP26

Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương triển khai rà soát quy hoạch một cách toàn diện, công tâm, khoa học, khách quan.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - khẳng định, do tính chất đặc thù, quá trình lập, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII đã trải qua nhiều bước, mất rất nhiều thời gian, đảm bảo tính toán một cách thận trọng, cân nhắc mọi yếu tố.

Ảnh minh họa

Được biết, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia rất quan trọng, cần phải sớm ban hành để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ nguồn và lưới điện. Thưa ông công tác rà soát quy hoạch đã được triển khai như thế nào?

Quy hoạch điện VIII được xây dựng tuân thủ các quy định tại Luật Quy hoạch và rất bài bản.

Trên cơ sở phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, năm 2019, 2020 và đầu năm 2021 Bộ Công Thương đã thực hiện các quy trình xây dựng Quy hoạch điện VIII trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả của Quy hoạch điện VII.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã tổ chức 02 cuộc hội thảo giữa kỳ (7/2020) và cuối kỳ (9/2020) để tham vấn cộng đồng về nội dung đề án, đăng tải toàn bộ đề án trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, gửi lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia gồm có Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Công Thương đã nhận được tổng số các ý kiến góp ý là 681, trong đó ý kiến từ các Bộ, ngành là 141, từ các đơn vị của Bộ Công Thương là 89, từ các đơn vị hoạt động trong ngành điện là 254, từ UBND, Sở Công Thương các tỉnh là 117 và từ tổ chức, cá nhân chuyên gia là 80.

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương)

Đến tháng 3/20213, Bộ Công Thương đã báo cáo Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu rà soát Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương tiếp tục gửi lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các Bộ và cơ quan, các Tập đoàn, Tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng đối với Đề án Quy hoạch điện VIII sau rà soát và nhận được thêm 157 ý kiến của các Bộ và cơ quan, 143 ý kiến của các Tập đoàn, Tổng công ty. Bộ Công Thương đã hoàn thiện và trình Hội đồng thẩm định đề án.

Ngày 8/10/2021, Bộ Công Thương đã có Tờ trình 6277/TTr-BCT trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch điện VIII. Bộ Công Thương đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học; thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 để hoàn thiện Quy hoạch điện VIII. Trong đó, phân tích thật kỹ để cân đối cơ cấu nguồn điện, thực hiện chuyển đổi phù hợp xu thế, hạn chế khí thải, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cùng với đó, chú trọng phân bổ vùng, miền để tiết kiệm, tránh lãng phí đầu tư lưới điện truyền tải, thất thoát, hao hụt điện trong quá trình truyền tải.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có khoảng 20 cuộc họp, làm việc với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo đúng các nghị quyết, kết luận có liên quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cam kết quốc tế của Việt Nam.

Vừa qua, Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ Công Thương báo cáo về các nội dung hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và đã có kết luận tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 31/3/2022 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Công Thương đã có Văn bản số 69/BC-BCT ngày 8/4/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo kết luận của Thường trực Chính phủ. Ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về Quy hoạch điện VIII.

Thưa ông, Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Luật Quy hoạch và Luật Điện lực đang được hoàn thiện từ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, cam kết mạnh mẽ về đảm bảo đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, Bộ Công Thương sẽ định hướng thay đổi, hoàn thiện như thế nào về cơ cấu nguồn điện và giải pháp khai thác năng lượng sơ cấp trong Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch tổng thể năng lượng?

Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 trong việc đưa phát thải ròng của Việt Nam bằng 0 vào năm 2050, quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đã được định hướng trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 54/TB-VPCP ngày 25/2/2022, Bộ Công Thương đã tập trung hoàn thiện Quy hoạch điện VIII lần này xoay quanh việc xây dựng chương trình phát triển nguồn điện thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 theo hướng bền vững, dành nhiều không gian cho phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch và thân thiện với môi trường với chi phí sản xuất điện hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện, đáp ứng các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về giảm thiểu tối đa phát thải các loại khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

So với các phương án đã trình trước đây, dự thảo lần này đã giảm triệt để phát thải khí CO2 do không phát triển các nhà máy nhiệt điện than mới chưa có trong quy hoạch, dừng phát triển hoặc thay thế bằng các nguồn sử dụng nhiên liệu khác đối với một số nhà máy nhiệt điện than đã có trong quy hoạch nhưng chưa có chủ đầu tư, không được các địa phương ủng hộ. Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu từ than sang biomass và amoniac, từ khí tự nhiên, LNG sang hydrogen khi các công nghệ sử dụng amoniac và hydrogen được kiểm chứng và thương mại hóa.

Nhờ vậy, sản lượng điện sản xuất từ các nguồn điện than có xu hướng giảm dần từ mức gần 50% hiện nay xuống còn 32% vào năm 2030 và giảm mạnh xuống còn 9,6% vào năm 2045. Năng lượng tái tạo (không tính các nguồn thủy điện) với rất nhiều ưu điểm sẽ tiếp tục được khuyến khích phát triển, đặc biệt là các nguồn điện gió trên bờ và ngoài khơi, phù hợp với quy mô của hệ thống điện theo từng giai đoạn để đảm bảo tỉ lệ nguồn điện cân đối và hài hòa. Dự kiến sản lượng điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng dần từ mức 6% hiện nay lên tới 16% vào năm 2030 và tăng mạnh lên 32% vào năm 2045.

Thưa ông, thời gian qua Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các dự án năng lượng tái tạo (NLTT), đặc biệt là điện mặt trời, điện gió, gây mất cân đối cơ cấu nguồn điện, vùng miền, khó khăn trong vận hành hệ thống điện. Thời gian tới, chiến lược phát triển NLTT thời gian tới sẽ được xây dựng thế nào? Đặc biệt, việc xây dựng Quy hoạch Điện VIII mà Bộ Công Thương đang hoàn thiện sẽ được rút kinh nghiệm ra sao?

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời là chủ trương đúng đắn của Nhà nước để phát triển NLTT, giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và mục tiêu bảo vệ môi trường.

Nhờ vào cơ chế FIT, việc đầu tư phát triển điện mặt trời, điện gió đã thu hút được sự tham gia tích cực của nhiều nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ phát điện từ NLTT trên thế giới có nhiều tiến bộ, chi phí đầu tư có xu hướng giảm, quy mô NLTT trong hệ thống điện Việt Nam đã tăng đáng kể trong thời gian qua nên cơ chế FIT đã không còn phù hợp và cần phải xem xét phát triển các nguồn điện NLTT một cách công bằng, trên cơ sở cạnh tranh với các dạng năng lượng khác.

Quy hoạch điện VIII sẽ đánh giá một cách toàn diện về tiềm năng và tính khả thi phát triển NLTT trên toàn quốc, dự báo xu hướng công nghệ và giá của các loại hình NLTT trong dài hạn để đề xuất phát triển các nguồn điện NLTT một cách hợp lý, đảm bảo phát huy các thế mạnh về NLTT trên toàn quốc trên cơ sở đồng bộ với sự phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện, không làm tăng cao chi phí vận hành hệ thống, đảm bảo giá điện hợp lý nhằm từng bước hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 về trung hòa carbon vào năm 2050.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, dự thảo Quy hoạch điện VIII nếu không tính toán tối ưu dài hạn sẽ dẫn đến việc đầu tư mất cân đối nguồn điện giữa các vùng miền, gây khó khăn trong vận hành hệ thống và lãng phí đầu tư. Bộ Công Thương có ý kiến gì về vấn đề này?

Quy hoạch điện VIII phân chia hệ thống điện Việt Nam thành 6 tiểu vùng: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Nam bộ; giữa các vùng có liên kết với nhau bằng hệ thống truyền tải điện xương sống.

Chương trình phát triển hệ thống điện của Việt Nam sẽ tính toán tối ưu phát triển nguồn điện trên toàn bộ hệ thống điện và từng tiểu vùng theo tiêu chí cực tiểu hóa chi phí sản xuất điện trong toàn bộ thời kỳ quy hoạch. Một trong những nguyên tắc để xây dựng chương trình phát triển điện lực đó là phát triển cân đối công suất nguồn trên từng tiểu vùng, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện tiểu vùng, giảm tổn thất truyền tải liên vùng, miền.

Đến nay, cơ bản các phương án tính toán đã tối ưu. Tổng quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW. Nhu cầu công suất cực đại dự kiến vào năm 2030 vào khoảng 93.000 MW. Nguồn điện được bố trí hài hoà, đảm bảo phát huy lợi thế từng vùng miền, tiết kiệm tối đa truyền dẫn.

Về các mục tiêu phát triển năng lượng trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

Phương án quy hoạch sau khi rà soát đáp ứng mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp, đạt 29,5 - 36,2%, so với mức đề ra 25 - 30% vào năm 2045 như nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW.

Tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 146 GW, cao hơn so với mức 125-130 GW nêu trong Nghị quyết 55-NQ/TW do để đáp ứng cam kết tại COP26, các nguồn năng lượng tái tạo tăng cao để bù lại các nguồn điện phát thải khí nhà kính khác. Sản lượng điện sản xuất khoảng 550-600 tỷ kWh là đáp ứng với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 55-NQ/TW.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước