Thứ tư 06/11/2024 03:55

Quốc hội tiếp tục đổi mới vì lợi ích của Nhân dân, đất nước

Chiều 22/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 5 để cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội. Theo đó, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí đánh giá, kỳ họp thứ 2 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 2 diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, cùng với những kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ chức của các kỳ họp trước, Quốc hội đã thống nhất tổ chức kỳ họp chia thành 02 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung, thể hiện tinh thần sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống.

Tổng kết kỳ họp thứ 2, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí đánh giá, sau 16 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, tận dụng tối đa thời gian, làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn tuyệt đối, ngày càng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

"Đặc biệt, với phương châm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, hiệu quả, thiết thực và thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh, một số đề xuất đổi mới cách thức tổ chức theo hình thức trực tuyến của kỳ họp đã được áp dụng, bước đầu phát huy hiệu quả và được cử tri, nhân dân đánh giá cao" - Tổng Thư ký Quốc hội khẳng định.

Tại kỳ họp, Quốc hội đã ban hành 02 luật, 12 nghị quyết; cho ý kiến về 05 dự án luật khác; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Quốc hội đã nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác.

Cùng với đó, việc các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra có báo cáo giải trình, tiếp thu bước đầu ngay sau phiên họp tổ đã giúp đại biểu có thêm thông tin để chuẩn bị ý kiến kỹ lưỡng hơn, góp phần hoàn thiện các dự án, dự thảo, hạn chế phát biểu trùng lắp tại hội trường.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Tổng Thư ký Quốc hội cho hay, số lượt phát biểu, tranh luận của đại biểu tại mỗi phiên họp nhiều hơn, nhất là tại tổ đại biểu Quốc hội. Các ý kiến phát biểu thể hiện sự tâm huyết, có chiều sâu, trách nhiệm, tiêu biểu cho trí tuệ của cử tri, thiết thực trước các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Đoàn Chủ tịch điều hành rất linh hoạt, khoa học, uyển chuyển, tạo được không khí sôi nổi, cởi mở nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm túc của phiên họp.

"Kết quả kỳ họp thể hiện sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời tiếp tục khẳng định trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ... và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị tổ chức và tiến hành kỳ họp, bảo đảm hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, thể hiện rõ sự tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội, người đại diện của Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được cử tri và Nhân dân giám sát chặt chẽ" - Tổng Thư ký Quốc hội bày tỏ.

Phát biểu về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đó là tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là kỳ họp thành công rất tốt đẹp, quyết định nhiều việc quan trọng của quốc gia, mà đều là việc khó, trong đó có việc quyết định đường hướng, xây dựng khuôn khổ cho cả 5 năm như tái cơ cấu nền kinh tế, quy hoạch quốc gia về sử dụng đất giai đoạn 2021-2025, chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

"Với thời gian họp ngắn kỷ lục, nhưng các vấn đề được giải quyết với tỷ lệ đồng thuận rất cao. Các nghị quyết đều đã nêu rõ việc, rõ nhiệm vụ, rõ địa chỉ, rõ thời gian và thời hạn bao giờ phải xong, là căn cứ cho Chính phủ tổ chức thực hiện; Quốc hội giám sát" - Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, kỳ họp đã được tổ chức an toàn thông suốt và đó là thành quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm từ xa, sự phối hợp tích cực, nhịp nhàng của các cơ quan của Quốc hội, sự cố gắng cao độ của Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tinh thần đó cần được tiếp tục phát huy trong các kỳ sau.

Cho ý kiến về kỳ họp bất thường tới đây, theo Chủ tịch Quốc hội, nên được tổ chức càng sớm càng tốt, nhưng quan trọng là chất lượng của công tác chuẩn bị. Tích cực, khẩn trương, không nề hà ngày đêm, nhưng phải đúng quy định về thời hạn gửi tài liệu, bố trí đủ thời gian cho thảo luận, giải trình, tiếp thu.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024