Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm được vinh danh

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã chính thức diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, năm 2024.

Với chủ đề: “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững, thể hiện tinh thần đổi mới sáng tạo, thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp không chỉ tiên phong trong lĩnh vực kinh tế mà còn là lực lượng dẫn dắt cho xu hướng phát triển xanh, góp phần tạo nên một Việt Nam thịnh vượng, bền vững và hạnh phúc trong tương lai.

Trong số những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 có các đơn vị tiêu biểu như Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Qui Phúc, Công ty TNHH Nhôm Nam Sung, Công ty CP Tập đoàn KIDO, Công ty CP Điện lực Gelex, Công ty CP Tập đoàn Điện Quang, Tổng Công ty CP Phong Phú...

Bên cạnh đó, khối các ngân hàng tiêu biểu như: Vietcombak, Vietinbank, BIDV, HDBank cũng vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những ngân hàng tiên phong, dẫn đầu thị trường tài chính và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với những thương hiệu uy tín và chất lượng.

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao chứng nhận sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024 cho ông Phạm Quốc Thanh - Tổng giám đốc HDBank. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, kỳ xét chọn năm nay là lần thứ 9, được thực hiện chặt chẽ, khách quan, minh bạch theo đúng quy trình, quy định đã được phê duyệt. Sau 9 tháng rà soát, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã thống nhất lựa chọn và công nhận 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm có đủ điều kiện đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 18 doanh nghiệp và 34 sản phẩm so với kỳ xét chọn trước, cao nhất từ trước đến nay.

"Kết quả này không chỉ khẳng định sự trưởng thành và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mà còn minh chứng cho sự nỗ lực, sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và năng lực tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp Việt, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Đánh giá cao ý nghĩa của chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, năm 2024. Ảnh: Cấn Dũng

"Tôi đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực, cũng như những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024" - Thủ tướng ghi nhận đồng thời nhấn mạnh, đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

"Qua hơn 20 năm, Chương trình Thương hiệu quốc gia ngày càng khẳng định là 1 trong những chương trình uy tín, chất lượng. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024" - Thủ tướng nêu.

Khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng biểu dương, chương trình vừa khẳng định chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất tại Việt Nam, vừa khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, tính linh hoạt, sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt, góp phần tạo dựng vị trí vững chắc tại thị trường trong nước và tô thắm hai chữ "Việt Nam" trên thị trường quốc tế; khẳng định sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc xây dựng Thương hiệu quốc gia.

Theo đánh giá của Brand Finance, trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.

"Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu quốc gia và tác động tích cực từ các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kiến tạo môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chúc mừng các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024. Ảnh: Cấn Dũng

Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu; thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.

Vì vậy, các doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia của mình không chỉ phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sức bật cho các ngành, lĩnh vực tiên phong; không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; không chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

"Chúng ta cần hiểu rõ rằng thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"" - Thủ tướng nêu rõ.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập

Chiều 3/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tổng Bí thư nhấn mạnh địa điểm này sẽ là "địa chỉ đỏ" để học tập.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản.
Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan về tiến độ dự án sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được thực hiện trên tinh thần không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Cử tri Hải Phòng phấn khởi trước những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3.
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Sáng 3/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã có cuộc làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XV có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 (Quân khu 1).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến công oai hùng, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới*

Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến công oai hùng, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới*

Tối 2/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024).
Thủ tướng: Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam

Thủ tướng: Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam với quan điểm 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời câu hỏi của cử tri Hưng Yên về sáp nhập các tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời câu hỏi của cử tri Hưng Yên về sáp nhập các tỉnh, thành phố

Ngày 2/12, trong buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chưa có chủ trương về việc sáp nhập các tỉnh, thành phố.
Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD.
Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Kết thúc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu Vùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ và các giải pháp, ứng dụng thích ứng với biến đổi khí hậu...
UOB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm qua

UOB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm qua

Bất chấp sự tàn phá của cơn bão số 3, GDP của Việt Nam trong quý 3/2024 tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ và có mức tăng lớn nhất trong 2 năm qua.
Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore. Hai bên khẳng định, hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Đối với những dự án, công trình xây dựng phức tạp, Bộ Xây dựng phải tham gia thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cùng với các bộ quản lý chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 14 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động