Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Cơ hội vàng cho ngành bán dẫn: Việt Nam sẵn sàng đón đầu? Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030: Liệu có khả thi? 'Vá' lỗ hổng nhân lực, tạo lợi thế ‘chen chân’ vào bản đồ bán dẫn toàn cầu

Giữ vai trò cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số

Chiều 4/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQh tỉnh Lâm Đồng
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - đoàn Lâm Đồng cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, ngành công nghiệp bán dẫn nổi lên như một trong những trụ cột chiến lược của thế kỷ 21. Công nghiệp bán dẫn không chỉ là nền tảng cho các thiết bị công nghệ mà còn giữ vai trò cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số của mỗi quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1018/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với Việt Nam, đây là cơ hội lớn để vươn thành điểm đến an toàn trong chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là sự thiếu hụt về công nghệ và nhân lực. Công nghệ sản xuất chip vẫn là điểm yếu của Việt Nam so với các nước phát triển, trong khi các doanh nghiệp trong nước hiện tại chủ yếu tham gia vào khâu thiết kế.

Đại biểu cho rằng, để thực sự vươn tầm trong chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần có chính sách phát triển các mảng sản xuất, đóng gói và thử nghiệm vốn có giá trị gia tăng cao hơn.

Cụ thể như, công nghệ sản xuất chip tiên tiến là những công nghệ cốt lõi để chế tạo các chip với kích thước siêu nhỏ, hiệu năng cao, chất lượng bề mặt chip đồng đều và hiệu suất cao, đạt được độ tinh khiết và giảm tối đa tỷ lệ lỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, sản xuất vật liệu bán dẫn tiềm năng ứng dụng trong các thiết bị điện tử thế hệ mới có độ tinh khiết cao và nâng cao hiệu suất của chip; đầu tư phần mềm thiết kế IDA...

Theo đại biểu, để thực hiện những điều này, nguồn nhân lực là một vấn đề cấp thiết với nhu cầu lên tới 10.000 kỹ sư mỗi năm, Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%, tạo ra một khoảng trống lớn về lực lượng lao động, đặc biệt là các kỹ sư thiết kế chip và các nhà khoa học vật liệu.

Các chương trình đào tạo hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, các trường đại học, cao đẳng chưa được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc đào tạo và thực hành. Số lượng giảng viên có chuyên môn sâu về thiết kế vi mạch bán dẫn vẫn còn hạn chế, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đồng đều.

Bà Trịnh Thị Tú Anh cũng chỉ ra, chương trình đào tạo hiện tại của nhiều trường đại học, cao đẳng chưa được cập nhật theo những tiến bộ mới nhất của công nghệ bán dẫn, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực này càng hạn chế, dẫn đến khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết và thực tế sản xuất, hệ sinh thái đổi mới của Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ, hạn chế khả năng tạo ra các ý tưởng công nghệ mới.

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nhân lực chất lượng cao, không đủ cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành.

Để giải quyết vấn đề, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn. Cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác công tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý và vận hành các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực này.

Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân chia sẻ tài chính, hạ tầng và các nguồn lực khác, nhằm phát huy tối đa tính năng động và sáng tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn. Trong quá trình rà soát, sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư công, khoa học, công nghệ và quản lý tài sản công, cần bổ sung các quy định cụ thể để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hợp tác này.

Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng, đó là cung cấp nguồn năng lượng. Ngành bán dẫn đòi hỏi có nguồn điện ổn định, không chỉ đáp ứng đầy đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng.

Cùng với, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xu hướng phát triển kinh tế xanh, việc sử dụng nguồn năng lượng sạch trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà đầu tư, nếu Việt Nam không đáp ứng được các nhu cầu này khả năng cạnh tranh trong ngành bán dẫn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào phát triển năng lượng để đảm bảo nguồn cung cấp điện bền vững cho ngành công nghiệp bán dẫn như phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời, phải đảm bảo một nguồn điện nền ổn định trong bối cảnh thủy điện không còn nhiều dư địa phát triển và điện than dần phải bị đóng cửa theo lộ trình đến năm 2050.

"Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng trong ngành bán dẫn, chúng ta có tiềm năng, có cơ hội nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Nếu tận dụng tốt cơ hội từ dòng vốn đầu tư mới, xây dựng được hệ sinh thái hoàn chỉnh, đầu tư mạnh mẽ và phát triển nhân lực, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu" - bà Trịnh Thị Tú Anh nhấn mạnh.

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đào Chí Nghĩa - đoàn TP Cần Thơ cũng đề nghị Chính phủ quan tâm chính sách cụ thể để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mà nhiều quốc gia hiện nay đang theo đuổi, đang có sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ
Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ

Đại biểu cho hay, đối với nước ta, Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Theo kế hoạch của Chính phủ, đến 2030 sẽ đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên để phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Tuy nhiên, đại biểu vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả của mục tiêu đến năm 2030 đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn này.

Việc giao các trường đại học đào tạo với số lượng 50.000 nhân lực trong vòng 5 năm thì liệu các trường đại học có đủ khả năng để đào tạo hay không? Trên cơ sở các chỉ tiêu đào tạo được giao thì không loại trừ trường hợp các trường tập trung cho chỉ tiêu giao, trong khi đào tạo ngành này phải bảo đảm chất lượng đầu vào, nếu chất lượng đầu vào không bảo đảm thì đầu ra sẽ không ổn định.

Do đó, đại biểu đề nghị đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có thể đào tạo từ nguồn tri thức tinh hoa, vì đội ngũ này mới có thể làm chủ tri thức hiện đại. Cần quan tâm đào tạo, chọn lọc những học sinh, sinh viên có năng lực vượt trội, như thế nguồn lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn mới bảo đảm chất lượng.

Đồng thời, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chính sách đột phá trong việc đãi ngộ, trọng dụng để dẫn dắt nền khoa học công nghệ nước nhà, nhất là lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào

Chiều 6/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Bounthong Chitmany, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào.
Thủ tướng Chính phủ: Phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ: Phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều tối ngày 6/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki Oishi Kengo.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Giải thưởng VinFuture minh chứng khát vọng vươn ra toàn cầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Giải thưởng VinFuture minh chứng khát vọng vươn ra toàn cầu

Chiều 6/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đồng hành với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái AI, đẩy mạnh tính tự lực tự cường công nghệ...

Tin cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức của hai viện hàn lâm phải thực sự đổi mới

Phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức của hai viện hàn lâm phải thực sự đổi mới

Chiều ngày 6/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy hai viện hàn lâm khoa học.
Phương án xử lý 19 tập đoàn, tổng công ty khi Uỷ ban quản lý vốn kết thúc hoạt động

Phương án xử lý 19 tập đoàn, tổng công ty khi Uỷ ban quản lý vốn kết thúc hoạt động

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhận định, cần tính toán phương án phù hợp của 19 tập đoàn, tổng công ty khi kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 6/12/2024 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam góp phần tạo nên bản hùng ca bất diệt của đất nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam góp phần tạo nên bản hùng ca bất diệt của đất nước

Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 15 Ban Chỉ đạo các dự án giao thông vận tải trọng điểm

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 15 Ban Chỉ đạo các dự án giao thông vận tải trọng điểm

Chiều ngày 6/12, Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 15 Ban Chỉ đạo các dự án giao thông vận tải trọng điểm. Phiên họp được tổ chức trực tiếp và trực tuyến.
Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Đảng Công Minh Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Đảng Công Minh Nhật Bản

Sáng 6/12/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Saito Tetsuo, Chủ tịch Đảng Công Minh Nhật Bản.
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ do Bộ Công Thương phối hợp tổ chức là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.
Tháng 2/2025: Dự kiến diễn ra Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường về tinh gọn bộ máy

Tháng 2/2025: Dự kiến diễn ra Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường về tinh gọn bộ máy

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, dự kiến tháng 2/2025 diễn ra Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường về tinh gọn bộ máy.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Energy China

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Energy China

Sáng 6/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp ông Ni Zhen, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Energy China - tập đoàn xây dựng năng lượng Trung Quốc.
Số doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước

11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 147,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư

Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư

Chiều 5/12/2024, ngay sau buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thị sát địa điểm làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Vì sao Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của một số đài truyền hình?

Vì sao Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của một số đài truyền hình?

Chính phủ giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài, các cơ quan chủ quản của các đài truyền hình khác tự cơ cấu, sắp xếp bộ máy, nhân sự.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn NVIDIA hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn NVIDIA hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn NVIDIA hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra lực lượng sản xuất mới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều ngày 5/12/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.
Cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi công

Cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi công' cho 12 liệt sĩ Quân khu 7

Ngày 5/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1521/QĐ-TTg cấp Bằng 'Tổ quốc ghi công' cho 12 liệt sĩ Quân khu 7.
Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7

Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 5/12/2024 về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7, tỉnh Đồng Nai.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Tổng Bí thư chỉ đạo tỉnh Ninh Thuận sớm thực hiện các trình tự thủ tục dự án, giải phóng mặt bằng Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, lâu dài

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, lâu dài

Hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động