Thứ sáu 16/05/2025 08:37

Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Với 446/452 đại biểu Quốc hội tham qua biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 2/4, Quốc hội tiến hành thủ tục miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung làm việc.

Đầu giờ sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.

Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa, tri ân những đóng góp của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc

Tiếp theo, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, có 446/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành với Nghị quyết (chiếm 92,92%). Có 6 đại biểu không tán thành thông qua nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Thủ tướng Chính phủ.

Đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Chính phủ từ ngày 7/4/2016, ông Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “5 năm qua là một nhiệm kỳ nhiều cảm xúc, là những năm tháng đáng nhớ nhất của tôi đến lúc này, và tôi tin rằng đó cũng là khoảng thời gian nhiều ấn tượng với các thành viên Chính phủ khóa XIV”.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc: Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Tuy nhiên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh và trật tự an toàn xã hội, phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”.

GDP năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,8%; bình quân 2016 - 2020 đạt 5,99%, cao hơn 5,91% của giai đoạn 2011 - 2015, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Đặc biệt, năm 2020, quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với 2015, đạt trên 340 tỷ USD. Trong 5 năm qua chúng ta đã cùng nhau tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm (GDP) và năm 2020 đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới.

Với tinh thần bám sát thực tiễn, giai đoạn 2016 - 2020, Lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.

Theo chương trình dự kiến, sáng 5/4, Chủ tịch nước sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ; thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 5/4, Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.

Quỳnh Nga - Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Tổng Bí thư: Nghệ An phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại APEC 2025

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025

Trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc tại APEC 2025

Sửa đổi luật nhằm rút gọn quy trình lập pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Đại biểu có thể xin phép vắng mặt qua App Quốc hội

Bác bỏ đề xuất tăng mức phạt hành chính gấp 2 lần tại Hà Nội

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thông qua Nghị quyết cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân vào ngày 17/5

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong hành trình đổi mới giáo dục

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua