Quả mướp đắng- món ăn bài thuốc Bài thuốc hay từ mướp khía Cây phù dung - Bài thuốc quý nhiều công dụng |
Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5 m, thường mọc hoang hoặc được trồng.
Quả được bổ dọc, phơi khô; hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô. Lá có vị cay hơi đắng và tình bình, quả có vị chua và ngọt thanh, tính hơi ấm, rễ có vị đắng, cay nhẹ và tính hơi ấm. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần trong quất hồng bì rất đa dạng gồm:
Hạt Hồng bì chứa lansumamid A, B, C… Ngoài ra còn chứa nhiều loại tinh dầu pynen, sabinene, myreen, limonen…
Lá chứa neoclausenamid, cycloclausenamid, clausenamid…
Rễ chứa heptaphylin, dehydroindicolacton…
Các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa |
Những bài thuốc hữu ích từ quất hồng bì:
Chữa ho và tiêu đờm: Chuẩn bị 4 – 5 quả quất bì dạng tươi cùng với 1 ít đường phèn. Hấp quất bì với đường phèn cho đến khi quả chín mềm. Chia làm 3 bữa ăn trong ngày. Từ từ tình trạng ho sẽ giảm dần. Đồng thời bài thuốc còn hỗ trợ làm loãng đờm trong họng giúp khạc nhổ ra ngoài dễ dàng hơn.
Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Quả hồng bì tươi 20-30g, bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.
Chữa ho gà: Quả quất hồng bì đem phơi khô, bỏ hạt, vỏ rễ dâu lấy khoảng 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g đem sắc với nhiều lần nước. Cho đến khi nước sắc trở nên cô đặc thì cho thêm chút đường nấu thành si rô uống thành nhiều bữa trong ngày. Mỗi ngày uống khoảng 1 - 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Hoặc quả quất hồng bì phơi khô, bỏ hạt, vỏ rễ dâu, củ sả, kinh giới, cam thảo, bạc hà mỗi thứ 50g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày. Ngày uống 2-3 lần và uống 5-7 ngày.
Ngoài ăn trực tiếp, hồng bì còn để làm mứt. Ảnh minh họa |
Giảm đau do viêm họng: Quả quất hồng bì 2 - 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 - 4 lần trong ngày sẽ giúp làm dịu họng, giảm đau rát và giảm ho do viêm họng.
Phòng ngừa cảm cúm: Lá hồng bì khô 6-10g (hoặc 20-30g tươi). Dùng liên tục trong 3-5 ngày, dưới dạng thuốc sắc uống.
Hoặc có thể dùng lá hồng bì 30g, lá nhãn 30g, dã cúc hoa 15g. Đem dược liệu sắc thành nước để uống, 3 lần/tuần.
Hạ sốt, giải cảm: Chuẩn bị 30g lá hồng bì tươi rửa sạch, phơi khô. Tiến hành sắc với khoảng 500ml nước đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Dùng nước này để uống khi còn ấm nóng cho ra mồ hôi.
Điều trị đau dạ dày: Hạt của quả hồng bì đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem sao cho thơm trên lửa nhỏ rồi tán mịn cho dễ dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 10g bột này pha với nước uống trực tiếp. Mỗi ngày nên dùng 2-3 lần là tốt nhất.
Chữa bí tiểu tiện: Lá hồng bì sắc uống
Chữa nhức mỏi xương khớp, đau bụng kinh: Lá hồng bì 30g, rễ gấc 30g, rễ dừa 30g, hạt gấc 5 hạt. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày.
Chữa nấc: Chuẩn bị 15 – 20g quả hồng bì đã chín cây. Dầm nhuyễn quả hồng bì với một thìa cà phê đường (hoặc mật ong). Hấp cách thủy hồng bì với đường. Khi đã hấp chín, dầm quả hồng bì với nước, uống nước thuốc để chữa nấc.
Trừ giun: Quả hồng bì tươi, nhai và nuốt vỏ. Hoặc dùng bài: Quả hồng bì khô 30g (tươi 60g) sắc nước uống vào lúc đói.
Cầm nôn: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.
Kích thích tiêu hóa: Rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Trị gàu và làm đẹp tóc: Chuẩn bị 1 nắm lá hồng bì nấu với 1 lít nước cho sôi rồi pha ấm và dùng gội đầu. Thường xuyên gội đầu bằng cách này không chỉ giúp sạch gàu mà còn giúp tóc mượt.
Nhưng lưu ý khi dùng quả hồng bì Dị ứng với bất kỳ thành phần của dược liệu Phụ nữ có thai, cho con bú cần thận trọng. Người suy yếu, mắc bệnh nặng lâu ngày không nên ăn. |