Thứ ba 24/12/2024 07:39

Quảng Trị: Người dân bức xúc khi dự án cao tốc bị di dời cột mốc so với vị trí cũ

Thời gian vừa qua việc tự ý di dời cột mốc GPMB so với vị trí cũ đã được chủ đầu tư là BQL dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện khiến người dân khá bức xức xúc.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, dự án thành phần cao tốc đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh đã được chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện bàn giao cọc cho địa phương đã hoàn thành, tuy nhiên nhiều hộ gia đình bức xúc vì bị di dời cột mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) so với vị trí cũ.

Đầu tháng 05 cho đến nay, trên tuyến đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Trị cọc GPMB dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh có sự dịch chuyển từ 3m đến 5m so với vị trí đã được chủ đầu tư giao cắm cọc GPMB cho địa phương.

Phần cột mốc bị dịch chuyển theo phản ánh của người dân

Ông Hoàng Văn Thành, thôn Xuân Hòa, xã Gio An, huyện Gio Linh là hộ có diện tích đất rừng trong diện di dời để thực hiện dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh cho hay, ông đã đồng thuận cắm mốc, giao mặt bằng với 4200 mét vuông đất. Thế nhưng mới đây, gia đình ông phát hiện cột mốc GPMB tại khu đất của ông bị dịch chuyển sâu vào trong. Theo đó diện tích đất thu hồi đã bị tăng lên 700 mét vuông so với trước đây. Sự việc tương tự cũng đang xảy ra tại nhiều hộ gia đình tại các địa phương thuộc hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.

Ông Nguyễn Văn Song- Chủ tịch UBND xã Gio An, Gio Linh, Quảng Trị cho biết, về phía địa phương không rõ thông tin, hay cách thức điều chỉnh mốc giới vì lí do gì, bà con ở đây cũng hoang mang lo lắng vì không biết việc điều chỉnh này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình hay không.

"Địa phương đề nghị chủ đầu tư thường xuyên thông tin, là việc với phía địa phương, để địa phương nắm bắt thông tin về việc dịch chuyển mốc giới"- ông Song cho biết.

Các đơn vị đang khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng tại dự án (Ảnh: Thành Long)

Chủ đầu tư dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh cho rằng, việc điều chỉnh các vị trí mốc giới nói trên là điều chỉnh cục bộ để phù hợp với thực tế hiện trường so với giai đoạn nghiên cứu lập dự án khả thi như: Cống thoát nước, kênh mương, dòng chảy…

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Quý- Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, để đồng loạt giải phóng mặt bằng sớm của các dự án cao tốc, cọc được cắm từ bước dự án đầu tư; đến bước thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công (theo quy định 3 bước thiết kế) thì chính xác cập nhật hiện trạng kỹ hơn, do đó có 1 số cọc chỉnh lại cho phù hợp, việc này tư vấn thiết kế chỉnh nhưng có 1 số vị trí chưa thông báo kịp thời với địa phương.

"Cách đây hơn một tháng, Ban cùng tư vấn đã báo cáo địa phương và nhận lỗi các cọc chưa kịp báo"- ông Quý chia sẻ thêm

Trước sự thay đổi không hề nhỏ này, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có yêu cầu chủ dự án trong trường hợp cần điều chỉnh phạm vi GPMB phải thông báo đến chính quyền địa phương để có phương án phù hợp và có sự đồng thuận từ người dân.

Trước đó, ngày 3/3, UBND tỉnh Quảng Trị ra công văn yêu cầu các sở, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đoạn qua địa bàn Tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị lãnh đạo các địa phương có Dự án đi qua gồm Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ chỉ đạo hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt giải phóng mặt bằng.

Các cơ quan chức năng tập trung tăng cường nhân lực, đẩy nhanh tiến độ áp giá, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ hoàn thành toàn bộ khối lượng còn lại; khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng các khu tái định cư, trình cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt để triển khai xây dựng bố trí tái định cư cho các hộ dân, đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đúng yêu cầu.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: đường cao tốc

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa