Quảng Bình tìm hướng gỡ bỏ nút thắt của dự án Cao tốc Bắc Nam

Tìm hướng giải quyết, gỡ bỏ nút thắt để Dự án Dự án Cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình hoàn thành đúng tiến độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng, ngắn nhất có thể Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc các dự án cao tốc Bắc-Nam

Phấn đấu hoàn thành công tác chuyển đổi đất rừng

Công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua tỉnh Quảng Bình bao gồm 3 dự án thành phần với tổng chiều dài 127km. Dự án thành phần Bùng - Vạn Ninh (thuộc thành phố Đồng Hới); Vũng Áng - Bùng (thuộc huyện Quảng Trạch) và Vạn Ninh - Cam Lộ (thuộc huyện Lệ Thủy). Nhằm sớm bàn giao mặt bằng cho Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 qua địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng hơn 257ha rừng sang mục đích khác. Đến nay, dự án đã hoàn thành 100% công tác trích đo hiện trường và bàn giao mặt bằng gần 75km cho các Ban Quản lý dự án, đã giải ngân 654 tỷ đồng trong tổng số hơn 2.693 tỷ đồng.

Quảng Bình tìm hướng gỡ bỏ nút thắt của dự án Cao tốc Bắc Nam
Tổ giải phóng mặt bằng đoạn cao tốc đi qua huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) đang kiểm đếm diện tích rừng của người dân.

Cụ thể, Dự án thành phần Bùng - Vạn Ninh thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn tuyến qua thành phố Đồng Hới có diện tích rừng được phê duyệt chuyển đổi sang mục đích khác là 86,44 ha. Địa điểm thực hiện tại các xã Thuận Đức, Nghĩa Ninh và phường Đồng Sơn.

Đoạn tuyến qua huyện Quảng Trạch có diện tích được phê duyệt chuyển đổi sang mục đích khác là 62,51ha. Địa điểm thực hiện tại các xã: Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Thạch, Quảng Lưu, Quảng Tiến, Liên Trường, Quảng Phương và Quảng Thanh.

Đoạn tuyến qua huyện Lệ Thủy, diện tích được phê duyệt chuyển đổi sang mục đích khác là 108,64ha. Địa điểm thực hiện tại các xã: Sơn Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Kim Thủy, Trường Thủy, thị trấn Nông Trường Lệ Ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ông Trần Thắng đã giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy và đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo kế hoạch được duyệt. Đồng thời yêu cầu Ban Quản lý Dự án 6 và Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) được phê duyệt Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án 6 và các nhà thầu, hiện nay, công tác bàn giao mặt bằng trên thực địa Dự án thành phần Bùng - Vạn Ninh đoạn qua địa bàn huyện Bố Trạch và Quảng Ninh đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Việc giải phóng mặt bằng đang vướng với đường dây điện hạ thế, chưa có bãi trữ đất thừa sau san lấp mặt bằng, chưa khai thác các diện tích rừng của Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại trong phạm vi dự án.

Giải quyết các nút thắt ưu tiên phục vụ thi công đường bộ cao tốc Bắc – Nam

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án 6 và các nhà thầu, trong quá trình thi công dự án đã gặp một số khó khăn như: Nền đường yếu, các đơn vị thi công phải triển khai phương án đổ cát nền để bảo đảm ổn định mặt bằng sau rải thảm; chênh lệch giá đất giữa các xã nên người dân chưa thống nhất phương án áp giá đền bù; việc vận chuyển đất để đắp nền đường gặp khó khăn do hệ thống đường giao thông chưa đồng bộ; thủ tục bố trí bãi đổ thải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình; việc di dời mồ mả ở một số địa phương mất nhiều thời gian. Vấn đề vật liệu và chậm giải phóng mặt bằng là 2 “nút thắt” lớn nhất trong quá trình thi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông khiến tiến độ nhiều dự án thành phần gặp trở ngại.

Quảng Bình tìm hướng gỡ bỏ nút thắt của dự án Cao tốc Bắc Nam

Đoạn đường đã được giải phóng mặt bằng đang được san gạt nền đoạn cao tốc Bắc- Nam

Các ban ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đề xuất một số giải pháp trong quá trình triển khai dự án như: giải phóng mặt bằng các mỏ vật liệu mới; điều chỉnh phương án đất đắp thành cầu cạn đoạn qua một số xã; đẩy nhanh thiết kế hồ sơ cắm mốc hành lang an toàn đường bộ và tiến hành đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của các công trình nhà ở đến an toàn giao thông; hướng dẫn bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các khu đất, công trình và các hộ gia đình nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ. Tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể việc giải phóng mặt bằng đối với công trình hạ tầng xã hội và các hộ gia đình nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ…

Tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình để giải quyết các vướng mắc trong thực hiện dự án công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ yêu cầu các đơn vị khẩn trương xác định vị trí và xây dựng đường công vụ để vận chuyển vật liệu, đất, cát vào địa điểm thi công; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương bố trí mặt bằng tập kết vật liệu trong quá trình thi công. Các nhà thầu phải chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương. Trong tháng 3, các đơn vị thi công cần ưu tiên làm đường công vụ dọc tuyến. Khi có đường công vụ phải tính toán việc thi công cầu cống, các điều kiện phụ xây dựng đường cao tốc. Địa phương cần xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các vướng mắc, sớm bàn giao mặt bằng.

"Bên cạnh đó, địa phương phải chủ động xây dựng các khu tái định cư, khu nghĩa trang, bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án đường bộ cao tốc. Các Ban Quản lý dự án chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ khai thác mỏ đất, đá, cát theo quy định"- ông Lê Đình Thọ cho hay.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị các địa phương, nhà thầu cùng giải quyết triệt để những nút thắt về mặt bằng và vật liệu để đảm bảo tiến độ dự án: “Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội dung công việc cụ thể và cần phải làm theo tiến độ, khó khăn vướng mắc vấn đề gì để tập trung tháo gỡ. Khi đã duyệt về tiến độ kế hoạch thì phải gửi về các địa phương, các xã, các huyện, các tỉnh và đến Bộ. Đường công vụ sẽ quyết định số 1 của dự án này, khi đường công vụ tốt thì có thể thi công ngày đêm được. Còn các điểm nghẽn về cầu, cống mang tính chất phải đầu tư trước.

Để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình, ông Đoàn Ngọc Lâm đề nghị các Ban Quản lý dự án (Bộ GTVT) tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế và trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, làm cơ sở bàn giao mặt bằng theo tiến độ; chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận mặt bằng sạch để triển khai các công việc tiếp theo.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đường cao tốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Thời gian qua, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp triển khai hiệu quả mô hình “Truyền thanh số an ninh trật tự đến thôn, bản, tổ dân phố”.
Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...
Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động