Thứ tư 27/11/2024 03:11

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.

Thị trường du lịch Halal toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, ước tính năm 2023, có khoảng 140 triệu lượt du khách Halah đi du lịch trên thế giới. Việt Nam, với những điểm đến hấp dẫn như Hạ Long, Sa Pa và Đà Lạt, được kỳ vọng sẽ thu hút một lượng lớn du khách này.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, tiềm năng của thị trường này tại Quảng Ninh vẫn chưa được khai thác hết. Dù sở hữu nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng, Quảng Ninh vẫn chưa thu hút được lượng lớn du khách Halal như mong đợi, nhất là dòng khách Halal đến từ những quốc gia thuộc ASEAN, trong đó nhiều quốc gia như Malaysia, Indonesia… có các tỉnh thành viên thuộc Liên minh Du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF)… đều có tiềm năng rất lớn để khai thác.

Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại cuộc gặp gỡ, tìm hiểu, trao đổi về cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch trong lĩnh vực Halal với TP Hạ Long. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Tuy nhiên, dù nổi tiếng và giàu tiềm năng, hạ tầng giao thông và du lịch ngày càng phát triển, có tính kết nối cao, nhưng Quảng Ninh chưa thể đón được dòng khách du lịch Halal do nhiều doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh còn thiếu hiểu biết về văn hóa, thói quen và nhu cầu của du khách Halal. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, còn thiếu các cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ đạt tiêu chuẩn Halal. Các sản phẩm du lịch hiện tại chưa được thiết kế riêng cho khách Halal. Bên cạnh đó, Quảng Ninh chưa có chiến lược marketing chuyên biệt để tiếp cận thị trường du lịch Halal.

Trong chuyến thăm gần đây, ông Mohamed Jinna, Chủ tịch Cơ quan Halal Ấn Độ, đã khẳng định tiềm năng to lớn của Hạ Long đối với khách du lịch Halal: “Tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng với những giá trị và sản phẩm du lịch hiện có tại đây, Hạ Long đã, đang và sẽ là một trong những điểm đến yêu thích của khách Halal. Tuy nhiên, để thực sự trở thành lựa chọn của khách Halal khắp nơi trên thế giới thì chúng ta cần phải giải đáp được cho khách những câu hỏi như nơi họ lưu trú có phòng cầu nguyện, hoặc không gian phù hợp cho việc cầu nguyện hay không, thực phẩm họ sử dụng có chứng nhận Halal hay không, và những điều đó có dễ dàng tiếp cận tại điểm đến này không…. Nếu như giải đáp được những câu hỏi này, tôi tin rằng, khách Halal sẽ đến với Hạ Long nhiều hơn nữa trong tương lai”.

Mặc dù tiềm năng của thị trường du lịch Halal rất lớn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này. Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp tại Quảng Ninh còn e ngại. Khách du lịch Halal chưa phải là thị trường truyền thống của Quảng Ninh, nên các doanh nghiệp lo ngại về tính ổn định của nguồn khách này trong dài hạn. Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đáp ứng các tiêu chuẩn Halal đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. Ngoài ra, chưa có một bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất trên toàn cầu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Quy trình cấp chứng nhận Halal của các tổ chức khác nhau không thống nhất gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Để giải quyết những thách thức trên và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường du lịch Halal, các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn Halal rõ ràng, minh bạch và được quốc tế công nhận. Đặc biệt, đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch về kiến thức về văn hóa Hồi giáo và dịch vụ Halal. Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam, đặc biệt là Quảng Ninh, như một điểm đến du lịch Halal hấp dẫn. Tăng cường hợp tác với các tổ chức du lịch Halal quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin.

Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Moteb Al-Mezani chia sẻ “họ sẵn sàng kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Quảng Ninh nếu như có nhu cầu, nhất là tiêu chuẩn Halal đối với các dịch vụ lưu trú, ẩm thực… để điểm đến trở nên hấp dẫn hơn với đối với dòng khách đặc biệt này”.

Thị trường du lịch Halal là một cơ hội lớn để Quảng Ninh phát triển du lịch. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả thị trường này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Việc giải quyết các vấn đề về tiêu chuẩn, đầu tư và quảng bá sẽ giúp Quảng Ninh trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới.

Dự báo đến năm 2030, chi tiêu cho du lịch từ thị trường khách Halal sẽ lên đến 341,1 tỷ USD/năm. Đây cũng là cơ hội để ngành Du lịch Quảng Ninh đón đầu tiếp cận với dòng khách này, mở rộng thị trường khách cũng như gia tăng các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển