Quảng Ninh quyết tâm thu hẹp chênh lệch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tỷ lệ hộ nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xây dựng Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Với mục tiêu đến hết năm 2022, Quảng Ninh không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới, 100% số xã thuộc khu vực này đạt chuẩn nông thôn mới…

Thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Chương trình 135, Đề án 196 đã đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả cao. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình 135 từ năm 2016 - 2020 đạt hơn 1.700 tỷ đồng, mức bố trí vốn bình quân đối với 01 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK)/năm cao hơn khoảng 7 lần so với định mức Trung ương bố trí.

Bên cạnh đó, Đề án 196 đã tạo sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt về diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới, địa bàn ĐBKK. Việc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đã góp phần nâng cao đời sống, tăng điều kiện và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân vùng ĐBKK; những mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả, được nhân rộng đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm động lực, kiến thức, kinh nghiệm từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã có chuyển biến tích cực về ý thức vươn lên thoát nghèo, chủ động đăng ký lộ trình, phấn đấu thoát nghèo, tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo khi đủ điều kiện.

Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc
Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc

Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn ĐBKK trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (23 xã, 56 thôn) đã được công nhận, đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành trước 1 năm so với lộ trình.

Kết quả trên góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng ĐBKK và là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Dành tối thiểu 4.000 tỷ đồng phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Việc ban hành Chương trình tổng thể chính là cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Trung ương và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.

Từ nay đến hết năm 2025, Quảng Ninh sẽ dành tối thiểu 4.000 tỷ đồng từ ngân sách, kết hợp với các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiện chương trình. Mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Đến hết năm 2022, Quảng Ninh không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới, 100% số xã thuộc khu vực này đạt chuẩn nông thôn mới… Sẽ có hơn 162.000 người DTTS, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đầu tư trên địa bàn được hưởng các chính sách hỗ trợ.

phát triển du lịch tại vùng cao là một trong những mục tiêu được tỉnh Quảng Ninh hướng đến
Phát triển du lịch tại vùng cao là một trong những mục tiêu được tỉnh Quảng Ninh hướng đến

Theo ông Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: Chương trình tập trung vào 3 khâu đột phá: Thứ nhất, phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, bảo đảm liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Thứ hai, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho lao động, nhất là lao động trẻ trong vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Cuối cùng là phát triển du lịch cộng đồng bền vững và thương mại biên giới ở những nơi có điều kiện.

“Để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình tổng thể của tỉnh được thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo, đòi hỏi quyết tâm lớn, trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự tham gia tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và sự vào cuộc chủ động, với vai trò chủ thể của chính cộng đồng, người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo” - ông Cường khẳng định.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động