Thứ ba 24/12/2024 00:02

Quảng Ninh: Người dân mong đợi thủ tục hành chính tiếp tục được cải thiện

Năm 2021, tỉnh Quảng Ninh vẫn nằm trong Top các tỉnh có Chỉ số cải cách hành chính cao.

Sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo

Ngày 20/7, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị phân tích chuyên sâu chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2021; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính năm 2022 và những năm tiếp theo.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2021 tổng điểm của Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ninh đạt được là 91,14/100 điểm, tăng 0,1 điểm so với năm 2020 và thấp hơn địa phương xếp thứ nhất là TP. Hải Phòng 0,66 điểm.

Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với phương châm “lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền”

Theo đó, các sở, ngành, địa phương đã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. Chấm dứt tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật, hạn chế quyền lợi của cá nhân, tổ chức, người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là hạn chế việc thực hiện thủ tục hành chính.

Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những nội dung quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

Đáng chú ý, hết năm 2021 toàn tỉnh Quảng Ninh đã giảm 227 đầu mối tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp so với năm 2015 (đạt tỷ lệ 18%), trong đó có 140 cơ quan, tổ chức hành chính, 87 đơn vị sự nghiệp và chỉ tính riêng đơn vị sự nghiệp thì đến hết năm 2020 tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu giảm 10% so với năm 2015 (sớm hơn 01 năm so với quy định của Trung ương).

Trong các tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của tỉnh Quảng Ninh thì tiêu chí đánh giá về thủ tục hành chính là tiêu chí có tỷ lệ hài lòng đạt 94,78%. Sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính với 72,29%; rút ngắn thời gian dịch vụ công với 60,83%; tăng cường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công qua dịch vụ bưu chính công ích với 49,38%; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với 35,00%; mở rộng các hình thức thông tin để người dân tiếp cận dịch vụ hành chính công với 19,79%....

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát điều tra sự hài lòng của người dân, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức thuộc một số lĩnh vực vẫn có thái độ hách dịch, gây khó dễ cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết công việc, thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, cấp giấy phép kinh doanh...; tinh thần trách nhiệm phối hợp, xử lý công việc của đội ngũ cán bộ,công chức là chưa cao, chưa thu hút được người có tài năng có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực tỉnh cần vào bộ máy hành chính...

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - ông Nguyễn Trọng Thừa, đánh giá: Thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã chứng tỏ sự sáng tạo, đổi mới trong công tác cải cách thủ tục hành chính, từ đó đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì vị thế, ông Nguyễn Trọng Thừa yêu cầu. “Tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục nâng cao công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, lấy trung tâm là người dân và doanh nghiệp, coi trọng sự hài lòng của người dân. Từ đó tiếp tục là đầu tàu cực phía bắc, đi đầu về mọi mặt”.

Giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển, với phương châm thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.

Theo đó, tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản, đánh giá tác động của chính sách đối với đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc soạn thảo, trình ban hành văn bản. Bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tham mưu công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Xử lý triệt để các văn bản trái pháp luật đã được phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật.

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhất là lĩnh vực xây dựng, tài nguyên, môi trường, đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân, cầu thị để đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm túc việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện.

Thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền; nâng cao tinh thần, trách nhiệm và sự thân thiện của đội ngũ công chức làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã khi tiếp xúc, hướng dẫn giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và của từng cá nhân cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính trong thực thi công vụ, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm tập thể gắn với đôn đốc kiểm tra, giảm sát việc thực hiện. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.

Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo công khai, minh bạch trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng quy định; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền; tập trung triển khai kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu đối với ngành hải quan, thuế, ngân hàng, bảo đảm cắt giảm thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, giảm chi phí. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền, nền kinh tế số và xã hội số, công dân số; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhất là kiểm tra, giám sát đột xuất, không báo trước việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: “Để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong thời gian tới, tỉnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính”.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%