Thứ sáu 08/11/2024 14:27

Quảng Ninh: Khu tái định cư làng chài Hà Phong chông chênh giữa mùa dịch

Cuộc sống ngày thường vốn đã chẳng dư dả, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và việc cách ly toàn xã hội được thực thi đã khiến những người lao động trong khu tái định cư Hà Phong (tỉnh Quảng Ninh) phải gồng mình lo miếng ăn từng bữa. Công việc thường ngày giờ đã bị mất hoặc tạm dừng đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân trong vùng.

Khu tái định cư làng chài Hà Phong (khu 8, phường Hà Phong, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nằm không xa QL 18. Ở đây có 350 hộ dân, khoảng 1.700 nhân khẩu với nghề chính là chài lưới truyền thống và làm du lịch.

Khu tái định cư làng chài Hà Phong vắng lặng trong những ngày có dịch

Gồng mình trong dịch

Những ngày này, khi đến làng chài Hà Phong, điều dễ nhận thấy nhất là bầu không khí vắng lặng, hầu hết các nhà đều đóng cửa im lìm, không còn những câu chuyện rôm rả của những người trong xóm chài như những ngày trước khi có dịch. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là cụ Nguyễn Thị Nhài với làn da sạm, thân hình gầy guộc đang cần mẫn gỡ lưới.

Cụ Nhài có 5 người con, 3 trai, 2 gái, người làm nhà hàng, du lịch, người thì đi tàu biển, cụ ở với người con cả. Cụ Nhài nói: “Từ ngày dịch, công việc của mấy đứa bị ảnh hưởng nhiều. Những đứa làm nhà hàng giờ phải tạm nghỉ. Giờ chúng đi tìm việc làm thêm ở xung quanh, ai thuê gì làm nấy, bốc vác hay phụ hồ để có tiền sống. Mình ở nhà, sức yếu cũng chẳng giúp được gì nên ngồi gỡ lưới cho chúng”.

Cụ Nhài cần mẫn gỡ lưới giúp các con

Ngay gần đó là nhà anh Đỗ Văn Công, anh Công làm nhân viên ở khách sạn FLC Grand Hạ Long đã hơn 1 năm nay, hiện anh cũng đang phải “nằm nhà” sau khi nhận được thông báo nằm trong số những người bị tạm nghỉ không lương, công ty có hẹn khi nào hết dịch sẽ gọi đi làm lại.

“Công ty cho nghỉ từ khi ra tết, mình cũng đi bốc vác thuê dưới bến nhưng giờ cũng ít việc, chỉ thỉnh thoảng người ta mới gọi. Không biết khi nào mới hết dịch”, anh Công thở dài.

Anh Công không giấu được sự lo lắng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài

Cô Nguyễn Thị Mai, 47 tuổi, chủ một quầy tạp hóa nhỏ gần đó chia sẻ, nhà cô có 3 mẹ con, đứa lớn năm nay 25 tuổi, trước làm cho Công ty Du lịch Nam Tùng, từ khi có dịch cũng phải nghỉ ở nhà và được hỗ trợ 10 cân gạo. Đứa nhỏ 10 tuổi đang đi học nhưng do dịch nên cũng đang ở nhà. Cả 3 miệng ăn trông chờ vào quầy tạp hóa nhỏ của cô.

“Trước đây, mỗi ngày tôi kiếm nhiều nhất được khoảng 100-200 nghìn đồng nên chẳng có tiền dư để dự phòng. Giờ dịch đến cũng chẳng có tiền mua thức ăn, bữa cơm nhiều khi chỉ có mớ rau luộc, ít lạc rang” - cô Mai chia sẻ. Cô cũng cho biết thêm, mấy hôm trước, có một nhóm các nhà hảo tâm đến xóm cho gạo và trứng nhưng gia đình cô không nằm trong số những hộ được nhận.

Chỉ mong dịch sớm qua

Không chỉ những người làm du lịch gặp khó khăn, mà những người làm nghề chài lưới cũng chẳng khá hơn. Dịch đến, các nhà hàng đóng cửa, khách du lịch không có, người trong vùng cũng mua hạn chế, hải sản đánh bắt có khi giảm 30-50% nhưng cũng chẳng có người mua. Cô Đỗ Thị Hà (42 tuổi), một chủ thuyền tại bến cá Hà Phong không giấu được nỗi lo nói: “Những năm gần đây lượng tôm cá gần bờ ngày càng ít dần, muốn đánh bắt nhiều phải đi xa. Giờ lại thêm dịch bệnh khiến tôm, cá đánh bắt được cũng chẳng biết bán cho ai. Mỗi chuyến đi biển lại phải tính toán kỹ, được mùa thì còn đỡ, không đánh bắt được thì lỗ vốn”.

Nhiều tàu, thuyền phải lưu lại bến vì hải sản đánh bắt được không biết bán cho ai

Cách đó không xa là nhà bà Lê Thị Điểm (60 tuổi). Bà Điểm tâm sự, chồng bà trước làm nghề chèo đò chở khách du lịch trên vịnh Hạ Long. Từ khi có dịch, ông cũng phải ngừng việc, bình thường khi chưa có dịch, ông có thể kiếm từ 4 đến 5 triệu đồng mỗi tháng từ công việc này. Cuộc sống của hai ông bà hiện giờ càng trở lên chật vật vì mất đi nguồn thu nhập chính. Bà thì mới mổ u cổ, ông thì cũng đau xương khớp suốt, tiền ăn, lại còn thêm tiền thuốc hàng tháng. “Mấy đứa con cũng gửi hỗ trợ, nhưng mình lấy tiền của chúng nó cũng ngại, vì chúng nó cũng khó khăn”, bà Điểm nói.

Bà Điểm mong dịch sớm kết thúc để cuộc sống được ổn định trở lại

Ở đây ai cũng nghèo như ai nên muốn giúp nhau cũng khó. Ai chẳng mong muốn nhanh chóng hết dịch để cuộc sống sớm trở lại bình thường, ra ngoài đường không còn phải sợ lây lan bệnh, làm ăn dễ dàng hơn.

Dù khu tái định cư nơi đây còn rất nhiều khó khăn, phần lớn là người lao động nghèo lại thêm ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhưng bà con trong khu vẫn san sẻ cho nhau cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, cũng có một số nhà hảo tâm đã hỗ trợ ít nhiều lương thực. Người dân nơi đây vẫn đang cố gắng từng ngày, nỗ lực vượt qua khó khăn, đoàn kết cùng đẩy lùi dịch Covid-19.

Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Cần Thơ: Chấn chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Người dân thấp thỏm, lo lắng sống dưới chân đập Hố Dư

Phê duyệt kết quả thẩm định tác động môi trường dự án cao tốc CT.08 đoạn qua Thái Bình, Nam Định

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh