Thứ ba 05/11/2024 14:23

Quảng Ninh: 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các Quyết định về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo các quyết định, tỉnh Quảng Ninh có 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh; Lễ hội đình Đầm Hà (thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà); Lễ hội đình Vạn Ninh (xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái) và Lễ hội Xuống đồng (phường Phong Cốc, TX. Quảng Yên).

Theo tiếng Sán Chỉ, Soóng Cọ có nghĩa là ca hát, hát đối, hát giao duyên. Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Các bài hát Soóng Cọ có nhiều chủ đề, chủ đề về tình yêu đôi lứa, với những câu hát ướm hỏi, gợi ý, đối đáp hóm hỉnh của các đôi trai gái; chủ đề về ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ, các thế hệ cha anh đi trước mở đường; lại có những bài hát nhớ ơn tổ tiên, đền ơn cha mẹ; chủ đề ca ngợi lao động sản xuất, hát về bốn mùa…

Lễ hội xuống đồng, phường Phong Cốc, TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Soóng Cọ do từng đôi nam nữ, hay một tốp nam, tốp nữ hát đối đáp trong ngày hội xuân, trong lễ cưới, khi lao động sản xuất, lúc nông nhàn. Hát Soóng Cọ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Chỉ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, biến di sản văn hóa thành tài sản du lịch.

Hát Soọng Cô là sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa, mang lại niềm vui và hăng say trong lao động sản xuất, tạo nên tình cảm gắn bó với quê hương, làng bản và đồng bào người Sán Dìu. Các cuộc hát Soọng Cô đã trở thành môi trường diễn xướng dân gian góp phần gìn giữ nét văn hóa của dân tộc Sán Dìu.

Lễ hội Đình Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) thường diễn ra từ ngày 15 - 17 tháng Giêng với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cáo yết, lễ rước 16 mâm cỗ chay từ nhà ông Chịu Dâu ra đình, rước thần từ miếu Rừng Nghè về đình, lễ an vị, nhập tịch thần, lễ đóng cây đống đám, lễ tế Thành Hoàng, lễ khai hội, lễ cáo trạng… Mỗi nghi lễ gắn với một điển tích nhằm giáo dục con cháu nhớ ơn tổ tiên, thần, phật; răn dạy con người sống hòa thuận, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,...

Lễ hội đình Đầm Hà mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo. Đó là sự kết hợp các điệu múa trong lúc tế, chạy cờ xung quanh đình và miếu, hát ca trù, hát xướng ả đảo mừng Thành hoàng về dự hội.

Lễ hội đình Vạn Ninh (TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) thường được tổ chức từ mùng 9 đến mùng 10 tháng Giêng hằng năm, với nhiều nội dung phong phú gồm cả phần lễ và phần hội. Trong đó, đặc sắc nhất là nghi lễ rước thần từ khu vực Đồng Hà (còn gọi là gồ Nghênh thần) về đình theo truyền thống, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của cư dân Vạn Ninh. Bên cạnh phần nghi lễ, phần hội cũng có nhiều trò chơi dân gian, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham quan.

Lễ hội đình Vạn Ninh nhằm tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân và cầu cho năm mới Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe, bình an, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm công dân đối với đất nước. Đồng thời, giáo dục ý thức người dân trong việc bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Đặc biệt, tại Lễ hội đình Vạn Ninh sẽ có trình diễn và biểu diễn hát nhà tơ - đây được xem là một trong những cái gốc của nghệ thuật hát nhà tơ, hát cửa đình ở Quảng Ninh. Nhiều nghệ nhân Vạn Ninh hiện vẫn đang lưu giữ loại hình hát nghi lễ đặc sắc này.

Lễ hội Xuống Đồng thường diễn ra vào tháng 6 âm lịch, trước khi bước vào gieo cấy vụ mùa, tại đình Cốc và sông Cửa Đình, thuộc phường Phong Cốc (TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội xuống đồng nhằm biểu thị lòng biết ơn của người dân đối với các vị Thần Nông và Thành Hoàng làng phù hộ cho mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Xuống Đồng xuất phát từ tục làm lễ “Hạ điền” và lễ “Thượng điền” của cư dân vùng Hà Nam từ xa xưa. Trải qua một thời gian dài bị mai một, đến năm 2007, lễ hội Xuống đồng được phục dựng lại và duy trì cho đến hiện nay. Việc duy trì tổ chức lễ hội Xuống Đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của TX. Quảng Yên nói chung, vùng Hà Nam nói riêng.

Tính đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Quảng Ninh đã có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà tơ (hát cửa đình); lễ hội đền Cửa Ông; lễ hội Tiên Công; lễ hội đình Trà Cổ; lễ hội đình Quan Lạn và lễ hội Bạch Đằng.

Đây là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Ninh.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Di sản

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo