Thứ hai 23/12/2024 17:28

Quảng Nam: Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ gì cho doanh nghiệp?

Việc giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải thực hiện theo cách đặc biệt, giải quyết nhanh gọn, trực tiếp, không thủ tục rườm rà.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Tại cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2023 và thời gian tới vừa được tổ chức mới đây, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau đại dịch Covid-19, ngành kinh tế đang dần hồi phục, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bủa vây.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chủ trì buổi họp đầu tiên của Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp giải thể, 631 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 68 doanh nghiệp. Ngoài nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, các ngành kinh tế khác đều gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trong quý I giảm 27,4% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp giảm 27,3%, xây dựng giảm 28,4%. Nguyên nhân được xác định là do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu dùng thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếm.

Riêng đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất giảm và chỉ số tồn kho tiếp tục tăng 193%.

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của chính quyền các cấp, các Sở, ban, ngành liên quan. Chính vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh như một “chiến dịch đặc biệt” với những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.

Giải quyết khó khăn phải thực hiện nhanh chóng, không rườm rà

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam sẽ có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các nội dung vượt thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng thời, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các Sở, Ban, ngành và địa phương; kịp thời đề xuất khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan thường trực của Tổ công tác chịu trách nhiệm định kỳ hằng quý có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương báo cáo các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, tham mưu Tổ trưởng, Tổ phó trực chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Tổ công tác này do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh làm tổ trưởng, 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang và Hồ Quang Bửu làm Tổ phó và 11 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Quảng Nam sẽ ưu tiên giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định nhưng gặp khó khăn do đơn hàng, tài chính, nguyên liệu, lao động

Ông Lê Trí Thanh cho biết việc giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp sẽ ưu tiên theo thứ tự: Nhóm doanh nghiệp đang hoạt động gặp vướng mắc khó khăn, cần phải tháo gỡ kịp thời; nhóm các doanh đang trong quá trình triển khai dự án; nhóm các doanh nghiệp đang làm thủ tục đầu tư. Trong 03 nhóm này sẽ chia ra theo từng lĩnh vực; trong từng lĩnh vực, doanh nghiệp vướng lĩnh vực nào sẽ giao cho các sở, ngành liên quan giải quyết; trường hợp không thể giải quyết được, Tổ sẽ giải quyết. Đối với những vướng mắc đặc biệt khó khăn, Tổ sẽ trực tiếp giải quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh Tổ công tác đặc biệt, cách thức hoạt động cần phải đặc biệt, giải quyết nhanh gọn, trực tiếp, không thủ tục rườm rà. Ông Lê Trí Thanh cũng yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2023, phải thực hiện ngay nhiệm vụ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp theo tiến độ 10 ngày giải quyết một lần, hiệu quả thể hiện rõ bằng kết quả từng tháng.

Ông Trần Quốc Bảo - Ủy viên Ban chấp hành VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam

Ông Trần Quốc Bảo - Ủy viên Ban chấp hành VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam, chia sẻ: "Cộng đồng doanh nhân doanh nghiệp Quảng Nam hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khủng hoảng kép này. Chính quyền Quảng Nam đã làm tất cả những gì được phép để có thể chia sẻ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh. Mong rằng, với việc ra đời Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đứng đầu sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại để doanh nghiệp vươn lên, vượt qua khó khăn và phát triển hơn nữa trong thời gian tới".

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ