Chủ nhật 11/05/2025 01:18

Quảng Nam: Tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sau dịch

Xây dựng chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 trong điều kiện đã kiểm soát được dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của tỉnh đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp được xem là yếu tố phục hồi kinh tế của tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), được xác định là hạt nhân tăng trưởng và là vùng có quy mô kinh tế lớn thứ 2 của vùng sau Đà Nẵng, chiếm 25,1% trong cơ cấu GDP toàn vùng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, tăng trưởng kinh tế của vùng ở mức âm (-1,02%), trong đó Quảng Nam chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi đại dịch.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,4%. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 35,7%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 15%, riêng lĩnh vực công nghiệp khai khoáng giảm 5,6%. Đến ngày 30/9, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh đạt hơn 14.887 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp ổn định, năng suất, sản lượng tăng so với năm trước. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm. Đến ngày 15/9, đã có 133.244 lao động thuộc 3.649 doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ với tổng kinh phí hơn 51,7 tỷ đồng.

Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam

Chia sẻ về tình hình phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội địa phương tính đến quý 3/2021, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, qua nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình, tỉnh Quảng Nam xác định công tác phòng chống dịch là ưu tiên hàng đầu, kết hợp với phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều biện pháp phòng chống dịch kịp thời, linh hoạt được triển khai đồng bộ từ trên xuống dưới giúp tỉnh kiểm soát được dịch bệnh, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất trên địa bàn. Mặc dù dịch có bùng phát trong cộng đồng tại một số địa phương và nhà máy song tỉnh đã kịp thời xử lý, dập dịch sớm.

“Trong thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kép được Quảng Nam quán triệt rõ ràng, hạn chế đến mức thấp nhất việc phòng chống dịch quá mức làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, cho nên vẫn duy trì hoạt động sản xuất công nghiệp chủ lực của địa phương”, ông Thanh cho hay.

Theo ông Lê Trí Thanh, Quảng Nam ban hành hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch trong khi chờ Ban chỉ đạo Quốc gia ban hành hướng dẫn thích ứng với dịch Covid, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại không gây ách tắc kể cả con người và hàng hóa, tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống dịch trong điều kiện an toàn mới, thích nghi mới, không để bị động, bất ngờ bảo đảm dịch không tác động xấu đến hoạt động sản xuất chung.

“Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn. Thành lập tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”, ông Thanh chia sẻ.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng