Thứ tư 25/12/2024 00:13

Quảng Bình: Nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội kinh doanh vi phạm pháp luật

Cục Quản lý thị trường Quảng Bình cho biết, thời gian qua nhiều đối tượng sử dụng các ứng dụng công nghệ số, trang mạng xã hội để kinh doanh, vi phạm pháp luật.

Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Bình, trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cơ bản ổn định, thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Công tác cân đối cung cầu thị trường hàng hóa, bình ổn giá được quan tâm thực hiện tốt.

Ông Vũ Quang Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho hay, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tập trung chỉ đạo các đội quản lý thị trường, các phòng chuyên môn nghiệp vụ triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm tập trung vào các mặt hàng, lĩnh vực như thực phẩm, rượu, thuốc lá, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, kinh doanh thiết bị vật tư y tế, phân bón, vật tư nông nghiệp, hoạt động thương mại điện tử hoặc ứng dụng công nghệ số để kinh doanh.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình kiểm tra hàng hoá tại một cửa hàng trên địa bàn

Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, đại diện Quản lý thị trường Quảng Bình cho hay, các hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn diễn biến phức tạp. Để thực hiện hành vi vi phạm, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 453 vụ, phát hiện 282 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp, tiền bán hàng tịch thu, giá trị tang vật tịch thu chưa bán, giá trị tang vật tịch thu tiêu hủy, buộc tiêu hủy, giá trị tang vật đang tạm giữ chờ xử lý là: 4.898.265.000 đồng.

Đáng chú ý, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thói quen mua sắm của người dân thay đổi từ mua hàng qua các kênh phân phối truyền thống sang mua hàng trực tuyến nên hoạt động kinh doanh hàng hóa thông qua ứng dụng thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Nhiều đối tượng đã lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ..., đặc biệt là các mặt hàng giày dép, áo quần may sẵn, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng... Tuy nhiên việc phát hiện địa điểm kinh doanh, nơi cất giấu hàng hóa của các đối tượng kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

“Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường có phần bị hạn chế, chủ yếu tập trung vào hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong thị trường nội địa. Việc kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… vẫn còn xảy ra nhưng số lượng và trị giá tang vật vi phạm chỉ ở mức xử lý vi phạm hành chính. Các đối tượng không bày bán công khai mà thường cất giấu hàng hoá trong nhà ở, để lẫn với các hàng hoá khác, khi người tiêu dùng có nhu cầu mua mới đưa ra bán…”- ông Vũ Quang Thắng chia sẻ.

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa của các cơ sở kinh doanh, không để xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính; chủ động nắm thông tin, theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thị trường để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra. Đặc biệt chú trọng nắm bắt và theo dõi thông tin các đối tượng kinh doanh có sử dụng các website, các ứng dụng trên nền tảng công nghệ số, các trang mạng xã hội để bán hàng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá